Bà bầu mang thai 3 tháng đầu có được truyền nước không?
Mang thai 3 tháng đầu mẹ bầu ốm nghén cơ thể tựa như không có sức, mệt mỏi, không ăn uống được gì, ngửi thấy mùi là chạy miết. Lúc này rất nhiều mẹ bầu muốn tìm đến biện pháp truyền nước, nhưng mẹ lại lo ngại. Vậy Bà bầu mang thai 3 tháng đầu có được truyền nước không?
Ốm nghén tùy vào thể trạng của từng mẹ mà tình trạng này nặng nhẹ khác nhau. Có mẹ chỉ buồn nôn, khó chịu với mùi trong vài ngày là hết, có mẹ tình trạng này kéo dài suốt cả thai kỳ. Cá biệt, ở nhiều mẹ, tình trạng này nặng đến nỗi mất nước nghiêm trọng, mẹ bầu bị sụt cân, mất nước, phải đình chỉ thai nhi. Đó là một số ít những trường hợp do ốm nghén mà gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Ốm nghén có nên truyền nước? Câu trả lời tùy thuộc vào tình trạng của mỗi mẹ. Với trường hợp mẹ bầu bị nghén nặng trong nhiều ngày liền, xuống sức, sụt cân, gia đình nên đưa mẹ đến bệnh viện để khám. Sau quá trình khám, các bác sĩ sẽ theo dõi và đưa ra lời khuyên tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Khi nào mẹ cần truyền nước
Như tôi đã nói ở trên, lựa chọn thủ thuật truyền dịch cần được cân nhắc tùy thuộc vào tình trạng của mỗi mẹ. Theo các bác sĩ, mẹ bầu ốm nghén có nên truyền nước và truyền đạm để cải thiện tình trạng mệt mỏi khi xảy ra tình trạng: nghén quá nặng khiến cơ thể mất sức, đi ngoài nhiều, mẹ bầu mất nước hoặc không ăn uống được trong thời gian dài.
Ngược lại, khi chỉ nghén nhẹ và trung bình, mẹ bầu nên ưu tiên lựa chọn các phương pháp thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, và sử dụng các sản phẩm đường uống thay vì truyền nước.
Không truyền nước, mẹ cần làm gì để giảm ốm nghén?
Như vậy là chúng ta đã trả lời được câu hỏi: ốm nghén có nên truyền nước không. Câu trả lời là với tình trạng ốm nghén nhẹ, nên dùng biện pháp khác. Vậy đó là những biện pháp nào?
- Nghỉ ngơi nhiều để dưỡng sức, tránh vận động mạnh
- Mẹ nên chia nhỏ bữa ăn, không ăn nhiều nhưng ăn nhiều bữa, ăn 5-6 bữa một ngày để dễ hấp thu hơn và hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng hơn
- Mẹ có thể tham khảo các bài tập yoga cho bà bầu, đặc biệt là tập thở, sẽ giúp mẹ điều hoà rất tốt.
- Không nên để bụng quá đói, luôn có sẵn bánh quy, bánh mì, bánh ngọt, kẹo để dùng khi đói và trước khi ra khỏi giường 15 phút nhằm tránh các cơn buồn nôn vào buổi sáng. Cần tránh các món rán, xào, cà phê, không tiếp xúc với khói thuốc lá và các mùi nồng có thể làm tăng cảm giác buồn nôn.
- Tăng cường các loại thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa.
- Bổ sung rau xanh và trái cây để đáp ứng nhu cầu về chất xơ, vitamin, khoáng chất.
- Hạn chế đồ ăn cay nóng, thực phẩm chế biến sẵn, đồ muối chua…
- Chú ý nhai thật kỹ khi ăn để dạ dày không phải làm việc quá sức.
- Tránh tình trạng nằm ngay sau khi ăn xong.
- Không nên ăn quá no hoặc quá nhiều mỗi bữa.
Mẹ bầu ơi, các mẹ chú ý đến dinh dưỡng 3 tháng đầu để đảm bảo sức khỏe, tránh mất nước, mất sức đến nỗi phải truyền đạm nhé
-------------------------
❓ Hỏi bác sĩ miễn phí từ xa, click hỏi ngay!
bầu bì thì làm gì cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ nha
đúng rồi, 3 tháng đầu làm gì thì cũng nên đi khám hỏi ý kiến bác sĩ
nghén quá k ăn uống đc mà mệt thì vẫn cần đi khám, bs chỉ định thì sẽ có ng theo dõi để truyền nước đc thôi
Truyền đc hay k thì cứ hỏi ý kiến bác sĩ ấy các mẹ bầu ơi
bài hay và bổ ích quá!
cái này bầu phải vào viện hỏi bs
có thể truyền được, với điều kiện bác sỹ chỉ định và theo dõi cẩn thận
tùy thuộc vào tình trạng của mỗi mẹ
Tùy vào tình trạng thôi, yếu quá thì bs cũng sẽ chuyền khi cần