Hạt hướng dương không chỉ là món ăn vặt được nhiều người yêu thích mà còn dùng trong hỗn hợp hạt
... Xem thêmBà bầu nên kiêng gì trong 3 tháng cuối?
3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn thai nhi phát triển nhanh về mọi mặt và cũng là lúc mẹ bầu cần chuẩn bị sức khỏe, tâm lý thật tốt để chuẩn bị cho cuộc vượt cạn vất vả. Mẹ hãy bỏ túi những điều bà bầu nên kiêng gì trong 3 tháng cuối trong bài viết dưới đây để chào đón bé yêu chào đời an toàn và khỏe mạnh nhé!
Bà bầu nên kiêng gì trong 3 tháng cuối? Những điều kiêng kỵ khi mang thai 3 tháng cuối
Mẹ bầu cần kiêng kỵ những điều cần thiết sau để có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh:
- Hạn chế quan hệ tình dục: Đối với mẹ bầu có sức khỏe không tốt thì nên kiêng quan hệ để tránh động thai, gây ảnh hưởng sức khỏe thai nhi.
- Không nên đi chơi xa: Việc đi chơi xa trong những tháng cuối thai kỳ dễ khiến cơ thể mẹ bị nhức mỏi. Nhất là gây động thai, thậm chí là sinh non.
- Không tự lái xe: Vì bụng to nên việc lái xe không thể linh hoạt như bình thường. Chưa kể cơ thể mẹ hay mệt mỏi như chóng mặt sẽ gây nguy hiểm khi lái xe.
- Tránh mặc quần lót tối màu: Quần lót tối màu cản trở việc theo dõi dịch tiết âm đạo. Ngoài ra còn không thể phát hiện những bất thường như rỉ ối, viêm nhiễm, chảy máu để xử lý kịp thời.
- Tuyệt đối không ăn quá mặn: Ăn mặn quá mức gây tăng huyết áp, tiền sản giật. Đặc biệt còn gây tích nước dẫn tới phù nề tay chân, thai nhi bị rối loạn hấp thụ dưỡng chất.
- Hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt bởi sẽ gây tiểu đường cuối thai kỳ ảnh hưởng nguy hiểm đến tính mạng mẹ và bé. Để phòng tránh tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ về kết quả xét nghiệm máu và lời khuyên về chế độ ăn uống.
Tư thế nằm ngủ khi mang thai 3 tháng cuối
Tư thế nằm ngủ có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ cũng như thai nhi trong bụng. Theo các bác sĩ chuyên khoa, tư thế nằm chuẩn nhất cho mẹ là nằm nghiêng về phía bên trái, chân phải co lại, chân trái duỗi thẳng.
Ngoài ra, mẹ cần tránh những tư thế nằm ngủ không tốt như nằm sấp, nằm ngửa hoặc nghiêng về bên phải quá nhiều. Để cảm thấy thoải mái hơn, hãy sử dụng gối dành cho bà bầu, massage cơ thể nhẹ nhàng. Đồng thời mẹ nên mặc đồ ngủ rộng rãi trước khi đi ngủ.
Mang thai 3 tháng cuối bụng căng cứng
Mẹ bầu không cần quá lo lắng về hiện tượng căng cứng nếu nó thi thoảng xuất hiện. Tuy nhiên nếu tình trạng này xuất hiện cùng các cơn co thắt thì đây có thể là sự báo hiệu cho ngày chuyển dạ đang dần đến gần. Nguy hiểm hơn, đây có thể là dấu hiệu của sinh non, điều bạn cần làm là hãy đến bệnh viện ngay để được kiểm tra nhé!
Ngoài ra, bụng căng cứng có thể xuất phát từ nguyên nhân mẹ không được nghỉ ngơi đầy đủ và làm việc quá sức. Hoặc do quan hệ tình dục khiến tử cung bị kích thích,... Thay vì lo lắng thì các mẹ hãy nghỉ ngơi thật tốt, tránh vận động mạnh và ăn đầy đủ chất.
Khi nào mẹ bầu nên tới bệnh viện?
Khi xuất hiện những dấu hiệu dưới đây, bạn cần đến bệnh viện ngay để được các bác sĩ kiểm tra cũng như có biện pháp xử lý phù hợp:
- Vỡ ối
- Ra huyết âm đạo
- Đau bụng, tử cung gò cứng
- Dấu hiệu tiền sản giật như đau đầu, hoa mắt, nhìn mờ,…
- Thai cử động ít, yếu hoặc không cử động
- Đến ngày dự sinh nhưng chưa có động tĩnh gì
- Khi bạn cảm thấy bất ổn và lo lắng.
Mẹ bầu cần kiêng kỵ những điều cần thiết này để có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh
các kn để lại cũng đúng lắm ấy các mẹ, nên kiêng nha
sắp sinh nên các mẹ chú ý nha
mình thì có tâm lí sắp lót ổ nên sẽ đi chơi cho thoả í
Bữa mình nghe nên quan hệ vào những tháng cuối để dễ sinh bé, có đúng k bạn?
mình thấy có nhiều bạn mang bầu nhưng hay ăn lung tung lắm họ kiểu như là họ thích gì ăn đấy í nên đẻ ra có nhiều triệu chứng đi kèm nữa đó
Bà bầu chỉ nên sử dụng các loại đồ ăn tốt cho sức khỏe và nên hạn chế đồ ăn quá cay nóng nhé
Những tháng cuối thai kỳ của mẹ bầu rất là quan trọng luôn, lúc đó cần phải bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng Vitamin và chất khoáng để giúp mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh
tháng đầu và cuối thai kỳ là thời điểm quan trọng nhất để bà bầu bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể, vào thời điểm đó cơ thể sẽ hấp thu tối đa giúp cả mẹ và bé phát triển tốt