Hạt hướng dương không chỉ là món ăn vặt được nhiều người yêu thích mà còn dùng trong hỗn hợp hạt
... Xem thêmBảng cân nặng thai nhi bé trai theo tuần
Khi siêu âm thai định kỳ, bác sĩ thường phải đối chiếu cân nặng của bào thai với bảng cân nặng thai nhi tiêu chuẩn thì mới đánh giá chính xác được tình trạng tăng trưởng của bé. Vậy, bảng cân nặng thai nhi bé trai theo tuần là gì? Mẹ hãy tham khảo trong bảng dưới đây để đối chiếu nhé.
Cách đo chiều dài, cân nặng thai nhi bé trai theo từng tuần tuổi
Trong 7 tuần đầu tiên của thai kỳ, em bé mới chỉ ở dạng phôi thai, chưa hoàn thiện, kích thước còn rất nhỏ. Bởi vậy chiều dài và cân nặng của thai nhi sẽ được tính từ tuần thứ 8.
Từ tuần 8 đến 19, chân của bé uốn cong, rất khó để đo lường chính xác nên chiều dài của bé sẽ được đo từ đầu đến mông, gọi là chiều dài đầu mông.
Từ tuần 20 đến 42, chiều dài của bé được đo từ đầu đến gót chân. Trong khoảng thời gian này, kích thước của thai nhi sẽ tăng dần đều.
Từ tuần thứ 32 trở đi, những đường nét cuối cùng của cơ thể bé hoàn thiện, bé dần đạt đến kích thước tối đa khi ra đời.
Thai nhi bị thừa hay thiếu cân có sao không?
Thai nhi bị thừa cân có thể khiến cho quá trình sinh nở của thai phụ gặp nhiều nguy cơ như tổn thương đường sinh dục, khó sinh phải chuyển mổ, vỡ tử cung... Trẻ sơ sinh thừa cân dễ mắc phải các bệnh lý về tim mạch, tiểu đường, béo phì, bệnh về tiêu hóa...
Thai thiếu cân có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu đang bị suy nhược cơ thể. Bé sinh ra có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém, dễ mắc một số bệnh lý như viêm phổi...
Cần làm gì để con phát triển đúng chuẩn bảng cân nặng thai nhi?
Kiểm soát cân nặng khi mang thai
Mẹ bầu cần chú ý kiểm soát chế độ dinh dưỡng, tránh để xảy ra tình trạng lên cân quá nhiều hoặc quá ít khi mang thai. Trong cả thai kỳ, bà bầu nên tăng trọng lượng cơ thể chỉ từ 10-15kg. Nếu mang đa thai, người mẹ có thể tăng khoảng 16-20kg trong cả thai kỳ. Trong tam cá nguyệt đầu, cân nặng của mẹ chỉ nên tăng tối đa không quá 1,5-2kg.
Nếu bác sĩ cảnh báo thiếu cân, mẹ bầu cần phải tăng thêm khoảng hơn 2kg nữa. Nếu bạn thừa cân, giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, thai phụ có thể không cần tăng cân hoặc chỉ tăng tối đa không quá 1 kg. Từ tuần thứ 14 đến 28, thai phụ có thể tăng 0.5kg/tuần, nhưng nếu thừa cân, mẹ sẽ cần giới hạn cân nặng tăng khoảng 0.2-0.3kg/tuần
Nghỉ ngơi, tập luyện hợp lý
Giữ cho tinh thần thoải mái, tránh xa căng thẳng và stress vì có thể làm ảnh hưởng tới cân nặng của thai nhi. Ngoài ra, mẹ bầu cần ngủ đủ giấc mỗi ngày, tránh thức khuya.
Khám thai định kỳ
Mẹ bầu cần khám thai định kỳ với bác sĩ có chuyên môn để nắm rõ sự phát triển và cân nặng thai nhi theo tuần tuổi. Nếu có sự chênh lệch lớn so với bảng cân nặng thai nhi, bác sĩ sẽ tư vấn giúp mẹ khắc phục tình trạng này.
Mẹ hãy tham khảo trong bảng cân nặng thai nhi bé trai dưới đây để đối chiếu nhé.
BÉ trai và bé gái khác nhau hả mom