Hạt hướng dương không chỉ là món ăn vặt được nhiều người yêu thích mà còn dùng trong hỗn hợp hạt
... Xem thêmBầu ăn bún măng vịt được không?
Măng là thực phẩm có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu lo ngại rằng ăn măng có thể gây mất máu và ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của thai nhi. Vậy thực hư thông tin này ra sao? Bầu ăn bún măng vịt được không?
1.Bà bầu ăn thịt vịt được không?
Câu trả lời là có. Bà bầu có thể ăn thịt vịt miễn là được chế biến đúng cách. Vịt cần được nấu chín ở nhiệt độ ít nhất là 80°C.
Phụ nữ mang thai không được ăn thịt vịt sống vì nó có thể khiến nhiễm vi trùng nguy hiểm có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng khi mang thai. Hơn nữa, nếu mẹ bầu dị ứng với thịt vịt cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi ăn.
2.Bà bầu có được ăn măng không?
Măng là loại thực phẩm quen thuộc tại nhiều quốc gia Châu Á, nhất là ở Việt Nam. Từ nguyên liệu quen thuộc này, chúng ta có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau với mùi thơm và hương vị rất đặc trưng và thơm ngon. Không những vậy, trong măng còn có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất rất tốt cho cơ thể, đặc biệt còn là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, rất tốt cho hệ tiêu hóa.
Với thắc mắc “bà bầu có được ăn măng không”, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung loại dưỡng chất này trong suốt thai kỳ, bao gồm cả măng tươi và măng khô nếu biết ăn đúng cách. Cụ thể là mẹ bầu chỉ nên ăn 1 đến 2 bữa măng trong một tuần và trong mỗi bữa ăn chỉ nên ăn tối đa 200g.
3.Như vậy bầu ăn bún măng vịt được không?
Một bát bún măng vịt chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Trong đó, tinh bột trong bún tươi là nguồn cung cấp năng lượng chính. Tuy nhiên, bún tươi được chế biến bằng phương pháp lên men, bạn không nên ăn nhiều.
Hàm lượng lớn protein có trong thịt vịt rất cần thiết cho quá trình phát triển cơ bắp. Đồng thời, thịt vịt còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất khác như vitamin A, vitamin B1, vitamin D, canxi, sắt,… Theo Đông y, thịt vịt có tính hàn nên cũng được sử dụng nhiều trong việc làm mát và giải độc hiệu quả.
Bên cạnh đó, hàm lượng lớn chất xơ, giảm cholesterol có trong măng còn giúp bạn duy trì hoạt động của đường ruột và tăng cường sức khỏe tim mạch.
Ngoài ra, nước luộc vịt còn chứa nhiều collagen giúp làm đẹp da, mượt tóc, chống lão hóa hiệu quả. Các loại rau ăn kèm như hành lá, rau mùi, húng quế chứa nhiều chất xơ, vitamin các loại, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
4.Cách nấu bún măng vịt cực ngon
Với hai cách nấu bún măng vịt dưới đây, bạn có thể tùy vào nguyên liệu có sẵn của gia đình để lựa chọn áp dụng chế biến cho phù hợp:
4.1 Cách nấu bún măng vịt khô
Nguyên liệu bạn cần chuẩn bị cho món bún vịt kết hợp với măng khô bao gồm 1 con vịt, 500g măng khô, 2 củ tỏi, 1 củ gừng, 2 quả ớt, 3 củ hành khô, 100ml rượu trắng, các loại rau gia vị như hành lá, rau răm,...
Các bước thực hiện như sau:
Sơ chế: Sau khi mua vịt về, bạn rửa sạch và cho vào tô lớn cùng 2 muỗng muối, 5 muỗng rượu trắng và vài lát gừng rồi dùng tay chà mạnh các nguyên liệu trên lên thân vịt. Sau khoảng 30 phút, bạn đem đi rửa sạch. Tiếp đến, bạn đem 2 củ hành khô và 1 củ gừng nướng trên bếp tới khi có mùi thơm thì bóc vỏ rồi đập dập. Sau đó, bạn ngâm măng khô cho nở ra rồi xé miếng vừa ăn. Bạn tiếp tục sơ chế các nguyên liệu như rau thơm rửa sạch, thái nhỏ, hành khô, tỏi bóc vỏ và băm nhỏ.
Xào măng khô: Bạn đem phần măng khô đã xé nhỏ đi rửa sạch, để ráo nước. Tiếp đó, bạn bắc lên bếp một chảo dầu và cho tỏi cùng hành phi thơm lên, cho măng vào xào rồi nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Nếu bạn thấy măng khô quá thì cho một chén nước nhỏ vào rồi vặn nhỏ lửa và đợi 30 phút.
Luộc thịt vịt: Bạn bắc lên bếp một cái nồi rồi cho vịt cùng 1,5 lít nước, cho thêm hành và gừng vào cho nước thơm rồi bật bếp lên đun. Khi thấy nồi luộc vịt sôi lên thì bạn vặn nhỏ lửa lại và đun cho tới khi vịt chín mềm.
Nấu bún măng vịt với nước dùng: Sau vịt chín mềm, bạn vớt ra rồi cho phần măng đã xào vào đun cho tới khi măng mềm. Sau đó, bạn nêm nếm gia vị để nước dùng đậm đà hơn.
Hoàn thiện: Bạn chần bún và đổ ra tô rồi cho vài miếng thịt vịt đã chặt thành những miếng vừa ăn vào cùng măng khô và rau thơm thái nhỏ, sau đó đổ nước dùng vào rồi thưởng thức.
4.2 Cách nấu bún măng vịt tươi
Để nấu bún vịt với măng tươi, bạn cần chuẩn bị 1 con vịt, 500g măng tươi, 1 quả chanh, 1 củ gừng, 1 củ tỏi, 1 củ hành khô, 1kg bún tươi, các loại rau gia vị như hành lá, rau mùi,…
Các bước thực hiện như sau:
Sơ chế: Thịt vịt sau khi mua về bạn bỏ vào một cái tô, cho vào ít rượu trắng và vài lát chanh tươi rồi chà xát các nguyên liệu để khử mùi hôi tanh. Tiếp đến, bạn chặt thịt vịt thành từng miếng vừa ăn. Hành lá và rau mùi bạn rửa sạch rồi thái nhỏ. Gừng bạn cạo vỏ, rửa sạch rồi thái lát mỏng, măng bạn cũng đem đi rửa sạch.
Luộc măng: Măng tươi sau khi rửa sạch thì bạn cho vào nồi luộc chín. Bạn lưu ý thay nước cho măng liên tục và đun trong nhiều giờ để loại bỏ độc tố rồi mới đem măng đi chế biến nhé! Sau khi măng chín, bạn vớt ra rồi thái thành miếng vừa ăn.
Ướp thịt vịt và xào măng: Bạn cho thịt vịt vào một cái tô lớn rồi cho thêm nước mắm, đường, muối cùng 1 phần hành, tỏi băm nhuyễn. Sau đó bạn đảo đều và ướp thịt vịt trong khoảng 30 phút để thịt ngấm gia vị. Tiếp đến, bạn cho chảo dầu lên bếp, thêm hành, tỏi băm nhuyễn phi thơm lên rồi mới cho măng vào xào chín.
Nấu bún măng vịt: Bạn bắc một cái nồi lên bếp rồi cho dầu vào, khi dầu nóng thì cho hành tỏi băm nhuyễn phi thơm lên. Sau đó, bạn cho thịt vịt đã ướp vào cùng vài lát gừng rồi xào. Khi thấy thịt vịt săn lại thì bạn đổ nước vào, vặn nhỏ lửa để thịt chín mềm. Khoảng 15 - 20 phút sau, bạn cho phần măng tươi đã xào vào và đun thêm 5 phút thì nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
Hoàn thành: Bạn chần bún qua nước sôi rồi bỏ vào tô, sau đó xếp thịt vịt vào, thêm một ít rau thơm lên bên trên, sau đó chan nước dùng vào là đã có thể thưởng thức.
5.Những lưu ý khi ăn bún măng vịt
Bún măng vịt là món ăn ngon và giàu giá trị dinh dưỡng, tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý sử dụng đúng cách để đảm bảo sức khỏe nhé! Một số vấn đề bạn nên chú ý như:
- Bạn nên đặc biệt chú trọng đến cách chọn thực phẩm ngon để món ăn vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa thơm ngon, chuẩn vị. Nếu dùng măng tươi để nấu, bạn còn cần lưu ý đến cách bảo quản măng tươi nữa nhé!
- Nhiều người rất thích ăn bún măng vịt nhưng vẫn băn khoăn ăn măng có tốt không? Thực ra, phần măng có trong bún bổ sung nhiều chất xơ cho cơ thể, đồng thời hỗ trợ làm giảm nồng độ cholesterol trong cơ thể và cải thiện sức khỏe tim mạch và huyết áp. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều, một vài chất có trong măng có thể khiến bạn bị ngộ độc.
- Thịt vịt cũng là thực phẩm có thể gây khó tiêu, đầy bụng nếu ăn quá nhiều.
- Một số người được khuyến cáo không nên ăn bún măng vịt như: Người có hệ tiêu hóa kém, người mắc bệnh gout, mới trải qua cuộc phẫu thuật, phụ nữ có thai, người lớn hay trẻ em mà cơ thể thuộc tính hàn. Nhất là với phụ nữ có thai, nếu ăn món này nên hạn chế tối đa lượng măng nạp vào cơ thể.
Như vậy, bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn bầu ăn bún măng vịt được không? cũng như những lưu ý khi bổ sung món ngon này vào thực đơn. Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung thêm các loại rau xanh khi ăn kèm để cân bằng dinh dưỡng và món ngon thêm đậm vị nhé!
Bài viết chi tiết quá, cám ơn bạn đã chia sẽ
Nên kiêng nha ăn măng dễ bị độc á
Ăn măng nhiều quá dễ nóng và khó tiêu đó ạ
Ăn măng dễ bị đầy bụng nè