Hạt hướng dương không chỉ là món ăn vặt được nhiều người yêu thích mà còn dùng trong hỗn hợp hạt
... Xem thêmBầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?
Đối với các mẹ mắc tiểu đường thai kỳ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và bé. Để có một thai kỳ khỏe mạnh thì chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều mẹ không thể bỏ qua. Vậy thì bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì? mẹ bầu hãy xem ngay dưới đây nhé.
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì
Không có chế độ dinh dưỡng nào phù hợp cho tất cả các bà mẹ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Cách tốt nhất để biết bạn đang ăn đúng lượng carbohydrate và cân bằng thực phẩm trong bữa ăn hay không là chú ý đến phản ứng đường huyết của bạn sau khi ăn.
Đó là lý do tại sao điều quan trọng nhất đối với phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ là theo dõi mức đường huyết thường xuyên sau mỗi bữa ăn để bạn biết cơ thể bạn phản ứng với những loại thực phẩm nào, thực phẩm nào ăn vào bị tăng đường huyết, thực phẩm nào không. Và xem khẩu phần ăn như vậy đã hợp lý chưa, có bị tăng đường huyết nhiều không.
Ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (GI)
- Thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp rất giàu chất xơ, là yếu tố quan trọng của một chế độ ăn uống lành mạnh. Lựa chọn thực phẩm có chỉ số GI thấp sẽ giúp mẹ bầu kiểm soát bệnh tiểu đường một cách hiệu quả nhất, bởi vì các thực phẩm có GI thấp sẽ ở lâu hơn trong cơ thể và không làm đường huyết tăng đột ngột.
- Thực phẩm có chỉ số đường huyết GI thấp (< 56): Đa số các loại rau có lượng carbohydrates thấp nên không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Các loại đậu (đậu đỏ, đậu nành, đậu hà lan, đậu lăng) hoặc một số loại trái cây tươi (táo, cam, lê, đào, nho, kiwi, chuối, mận), sữa và các chế phẩm từ sữa, mì nguyên hạt, yến mạch, bắp, khoai môn, gạo lứt… là nhóm thực phẩm ít làm tăng đường huyết.
- Thực phẩm có GI trung bình (56 – 69): gồm các loại thực phẩm như nước cam, cháo gạo, khoai tây nấu chín,… Nhóm thực phẩm này sẽ làm tăng đường huyết với tốc độ vừa phải.
- Thực phẩm có GI cao (> 70): như xôi nếp, khoai tây, khoai lang, bánh mì…. Đây là nhóm thực phẩm có khả năng làm tăng nhanh đường huyết.
- Lựa chọn thực phẩm với chỉ số GI thấp có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu của mẹ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn không thể có bất kỳ loại thực phẩm có GI cao. Trộn các loại thực phẩm GI cao với các loại thực phẩm GI thấp có thể làm giảm tốc độ glucose vào máu.
Ăn nhiều thực phẩm có protein lành mạnh
Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nên cố gắng ăn nhiều thực phẩm nhiều nạc, giàu protein, chẳng hạn như:
- Đậu
- Cá
- Thịt đỏ như thịt bò, thịt nạc
- Thịt gia cầm
- Các loại quả hạch ( hạnh nhân, óc chó, lạc, hạt điều, mắc ca)
Chọn chất béo không bão hòa
Chất béo không bão hòa cũng là một phần của bất kỳ chế độ ăn uống lành mạnh khi bị tiểu đường thai kỳ, các thực phẩm giàu chất béo không bão hòa bao gồm:
- Dầu ô liu
- Dầu lạc
- Trái bơ
- Hầu hết các loại hạt và hạt
- Cá hồi
- Cá mòi
- Cá ngừ
- Hạt chia
Khi bị tiểu đường thai kỳ, sản phụ cần lên thực đơn một cách chi tiết cho từng nhóm thực phẩm và hãy xem kỹ nhãn dinh dưỡng trên mỗi sản phẩm trước khi bạn quyết định dùng nó. Tính toán hợp lý các chỉ số là bước đầu tiên để kiểm soát đường huyết cũng như duy trì sức khỏe suốt thai kỳ.
NHỮNG THỰC ĐƠN CHO MẸ BẦU BỊ TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ
Thực đơn nên ăn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ
– Ăn nhiều bữa trong ngày để đảm bảo không làm tăng đường máu lên quá cao, sau khi ăn và cũng không để đường máu hạ quá thấp lúc xa bữa ăn. Trong ngày nên ăn 3 bữa chính và 1 -2 bữa ăn phụ
– Nên ăn đa dạng thực phẩm, thay đổi món thường xuyên
– Nên ăn thực phẩm ít gây tăng đường huyết như: miến, khoai củ, bắp, bánh mì nâu, đậu đỗ, rau xanh, trái cây ít ngọt, sữa ít đường,..
– Chế biến thức ăn kiểu hấp, luộc, tránh xay nhuyễn, hầm nhừ, bao bột chiên giòn,…
– Sử dụng gia vị chứa I ốt
– Cần ổn định lượng bột đường mỗi bữa ăn, ăn đúng giờ, dùng thuốc phù hợp theo chỉ định bác sĩ
Lưu ý
– Phụ nữ mang thai trong 6 tháng cuối cần tăng thêm 350 Kcal/ngày so với bình thường
– Đối với phụ nữ đang cho con bú cần tăng thêm 550 Kcal/ngày so với người bình thường
Bổ sung nhiều rau xanh giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
– Các loại thực phẩm gây tăng đường huyết như: bánh kẹo, kem, chè, các loại trái cây ngọt,…
– Giảm ăn mặn và các loại thực phẩm chế biến sẵn có chứa nhiều muối để phòng ngừa tăng huyết áp như: thịt nguội, đồ hộp, vì gói, cháo,…
– Các loại thực phẩm có nhiều chất béo gây tăng mỡ máu như: lòng đỏ trứng, thức ăn chiên xào, nội tạng (tim, gan, thận),…
– Giảm uống nước ngọt, nước ép trái cây ngọt, chè đặc, rượu bia, cà phê,…
– Không nên kiêng khem quá mức, không ăn lặt vặt, một bữa không ăn quá nhiều.
Ngoài thực đơn cho mẹ bầu người mẹ cần có thói quen sinh hoạt khoa học và lành mạnh. Theo dõi, kiểm tra sức khỏe thường xuyên để thai kỳ có một sức khỏe tốt nhất.
Bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì, mẹ hãy tham khảo nhé. Hi vọng chia sẻ hữu ích với mẹ.
Thông tin hữu ích quá