Vitamin tổng hợp cho mẹ bầu cần thiết như thế nào? Mang thai 3 tháng đầu có nên uống vitamin tổng
... Xem thêmBị trĩ khi mang thai phải làm sao?
Bệnh trĩ thường xảy ra khi phụ nữ mang thai, đặc biệt trong ba tháng cuối thai kỳ. Vậy bị trĩ khi mang thai phải làm sao? Hãy tham khảo ngay những cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu dưới đây để xử trí tình trạng khó chịu này khi gặp phải nhé.
Tại sao dễ bị bệnh trĩ khi mang thai
Mang thai dễ khiến bạn bị trĩ, giãn tĩnh mạch ở chân và đôi khi ngay cả trong âm hộ vì nhiều lý do.
Tử cung của bạn phát triển gây áp lực lên các tĩnh mạch vùng chậu và tĩnh mạch chủ dưới. Điều này có thể làm chậm sự tuần hoàn máu từ nửa dưới cơ thể, tăng áp lực lên các tĩnh mạch dưới tử cung và làm tử cung sưng lên.
Táo bón, một trong những chứng phổ biến khi mang thai, cũng là “thủ phạm” gây ra hoặc góp phần làm bệnh trĩ thêm trầm trọng. Đó là do sự căng cơ dẫn đến bệnh trĩ và phụ nữ thường có xu hướng căng cơ khi phải gắng sức rặn để đi vệ sinh.
Ngoài ra, sự gia tăng nồng độ nội tiết tố progesterone trong thời gian mang thai khiến các thành tĩnh mạch dễ bị sưng. Progesterone làm chậm nhu động ruột và khiến bạn dễ bị táo bón.
Bị trĩ khi mang thai phải làm sao? Cách chữa trị bệnh trĩ khi mang thai
- Tránh táo bón: Khi mang thai, bạn nên ăn nhiều chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, đậu, trái cây, rau và uống nhiều nước khoảng tám đến mười ly một ngày. Tập thể dục thường xuyên, ngay cả khi bạn có rất ít thời gian.
- Đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu và đừng nán lại nhà vệ sinh quá lâu để tăng áp lực lên trực tràng.
- Thực hiện các bài tập Kegel hàng ngày. Kegel giúp tăng lưu thông trong trực tràng và tăng cường cơ bắp xung quanh hậu môn, giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ khi mang thai. Ngoài ra, Kegel còn giúp cơ thể bạn phục hồi sau khi sinh nhanh hơn.
- Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu. Bạn nên thường xuyên đi lại hoặc nằm nghỉ ngơi thay vì ngồi quá lâu. Khi ở nhà, nên nằm nghiêng bên trái lúc ngủ, đọc sách hay xem tivi để có thể giảm áp lực lên trực tràng và tăng lượng máu trở về từ nửa dưới cơ thể.
- Dùng đá hoặc túi chườm lạnh chườm lên vùng hậu môn vài lần trong ngày để hạn chế tình trạng sưng tấy.
- Tắm nước ấm, ngâm mình trong bồn tắm từ 10-15 phút mỗi ngày.- Xen kẽ hai phương pháp lạnh và nóng khi điều trị.
- Rửa sạch hậu môn sau khi đi vệ sinh, nên dùng giấy trắng, mềm và không mùi thơm. Bạn cũng có thể dùng khăn ướt không cồn hoặc loại khăn chuyên dụng cho những người bị trĩ.
Không nên tự ý dùng thuốc. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống thuốc vì sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi và dễ bị viêm nhiều hơn.
Khi nào nên đến bác sĩ để khám bệnh trĩ khi mang thai?
Thông thường bệnh trĩ sẽ thuyên giảm khi bạn áp dụng những biện pháp tự điều trị như trên. Tuy nhiên, nếu các biện pháp phòng ngừa không mang lại hiệu quả hoặc bị đau, chảy máu nhiều, bạn nên đến bác sĩ ngay để được khám kỹ hơn.
Trên đây là chia sẻ "Bị trĩ khi mang thai phải làm sao?". Trĩ có thể gây nhiều đau đớn và cảm giác hơn khi chúng nhô ra ngoài. Tìm cách nhẹ nhàng đẩy búi trĩ trở lại bên trong hậu môn, nó sẽ giúp làm giảm sự khó chịu và ứ máu. Hãy nói chuyện với bác sĩ nhằm biết cách tốt nhất để làm việc đó.
❓ Hỏi bác sĩ miễn phí từ xa, click hỏi ngay!
mang thai sợ nhất bị cái này
kinh nghiệm đáng tham khảo cho các mẹ bầu
hay lắm, cảm ơn bạn chia sẻ
sợ ghê luôn á, mang thai mà bị trĩ nỗi ám ảnh kinh hoàng
đau đẻ 1 chứ trĩ đau 10 á
bị trĩ đau lắm lun
đừng ăn nóng quá để tới lúc đi thì lại khó
Các mẹ tránh ăn các loại thực phẩm nhiều muối, thức ăn mặn, vì sẽ gây tích nước, làm tăng khối lượng dòng máu lưu thông dễ bị táo dẫn đến trĩ
Các mẹ tránh tăng cân quá nhiều, gây áp lực lên trực tràng, làm tăng nguy cơ bệnh trĩ ở bà bầu
Nên tập luyện thể dục nhẹ nhàng và thường xuyên như đi bộ, bài tập Kegel mỗi ngày để tăng lưu thông máu và cải thiện tiêu hóa.