Hạt hướng dương không chỉ là món ăn vặt được nhiều người yêu thích mà còn dùng trong hỗn hợp hạt
... Xem thêmCẢM CÚM KHI MANG THAI
CẢM CÚM KHI MANG THAI CÓ GÂY DỊ TẬT THAI NHI KHÔNG???
Cảm cúm khi mang thai trở nên phức tạp và nguy hiểm hơn rất nhiều, bởi tất cả các liệu pháp chữa trị không chỉ ảnh hưởng đến bản thân mẹ bầu mà còn đến cả thai nhi nữa.
Mẹ bầu có được uống panadol khi đau đầu không?
Mẹ bầu ho nổ cổ – Chữa ho kiểu gì đây để không làm hại thai nhi?
Cảm cúm khi mang thai có gây dị tật thai nhi không?
Đây là câu hỏi của rất nhiều mẹ bầu trong thời tiết chuyển mùa và lạnh như hiện tại. Trước hết các mẹ hãy cùng tìm hiểu về bệnh cảm cúm và triệu chứng của cảm cúm.
cảm cúm khi mang thai
Cúm là tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp do virus cúm gây ra. Các bà bầu hãy nghĩ tới khả năng mình đã bị nhiễm cúm khi có các triệu chứng sau:
Sốt cao khoảng 38-39 độ C.
Rét run, cảm giác ớn lạnh
Đau đầu, mệt mỏi
Có thể kèm theo đau họng, ho khan hoặc ho có đờm
Hắt hơi, sổ mũi nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi.
Đau nhức cơ bắp, ăn không ngon miệng
Các triệu chứng trên thường kéo dài từ 3-5 ngày và mức độ giảm nhẹ dần. Nếu chỉ ở thể nhẹ không có biến chứng, cảm cúm sẽ hết hẳn trong vòng từ 5-10 ngày tùy theo sức đề kháng và chế độ chăm sóc, nghỉ ngơi của mẹ.
ADVERTISING
Tuy nhiên các mẹ có thể phải chịu đựng sự mệt mỏi kéo dài trong một vài tuần hoặc lâu hơn nữa bên cạnh các biểu hiện ốm nghén của thai kỳ.
Cách phân biệt cảm lạnh và cảm cúm khi mang thai
cảm cúm khi mang thai
Hai căn bệnh này đều thuộc nhóm bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Để phân biệt, chị em cần theo dõi các triệu chứng.
Cảm lạnh mức độ bệnh nhẹ hơn cảm cúm với dấu hiệu chính là chảy nước mũi, ngạt mũi, đau họng, ho, hắt hơi, nhức đầu, mỏi người. Các triệu chứng này có thể kéo dài đến 2 tuần, nhưng chỉ 5-10 ngày bạn sẽ khỏi hoàn toàn.
Cảm cúm có các triệu chứng xuất hiện nhanh và nặng: chảy nước mũi, ngạt mũi, đau rát họng, ho, đau mỏi toàn thân, mệt mỏi nghiêm trọng, đặc biệt là bà bầu bị sốt từ nhẹ đến cao.
Bị cảm cúm khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không?
Theo như nghiên cứu cho thấy, virus cúm và các loại virus khác đều có thể gây dị tật cho thai nhi. Khi người mẹ bị nhiễm virus ở giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ thì nguy hiểm càng tăng lên, nhưng không phải tất cả các loại virus đều gây dị tật.
Qua nghiên cứu ở nhiều nước, người ta đã thấy rõ virus gây bệnh Rubella có khả năng gây dị tật cao cho thai nhi ở giai đoạn đầu mang thai (có thể lên tới 70-80% với những tổn thương ở mắt và hệ thần kinh…). Vì thế, các bác sĩ sản khoa thường khuyên phụ nữ có thai trong thời kỳ đầu mà bị nhiễm loại virus này thì nên phá thai.
Với virus cúm nói chung, các tài liệu khẳng định, khi người mẹ bị nhiễm cúm nặng thì dẫn đến tình trạng sốt cao, còn khi bị nhiễm khuẩn và nhiễm độc do virus gây ra thì có thể làm cho thai bị lưu và gây sảy thai.
Nếu bà bầu bị cảm cúm trong khi mang thai 3 tháng đầu, các thai phụ cũng không nên quá lo lắng vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được điều trị thích hợp và nên thường xuyên đi khám thai đều đặn để theo dõi sự phát triển của thai nhi.
Mẹ bầu bị cảm cúm khi mang thai cần làm gì?
Điều đầu tiên và quan trọng nhất là cần đi khám bác sĩ. Hệ thống miễn dịch của người phụ nữ sẽ suy giảm hơn từ khi bắt đầu mang thai, do đó, bà bầu rất dễ bị nhiễm trùng, mắc ho, cảm lạnh và cúm. Và trong các trường hợp này chỉ có bác sỹ mới có những lời khuyên tốt nhất sau khi đã khám và làm các xét nghiệm cần thiết.
cảm cúm khi mang thai
Nguyên tắc thứ hai cũng rất quan trọng là không được tự ý dùng bất kì loại thuốc nào. Các loại thuốc đều có thể có tác dụng phụ dẫn đến sảy thai, dị tật thai nghén, nhiễm độc thai nghén… nếu được dùng không đúng chỉ định, liều lượng và chức năng. Nhiều loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi, cụ thể các loại thuốc cần tránh đó là:
Thuốc chống vi rút như Tamiflu, Flumadine, Relenza, hoặc Symmetrel: có thể gây ra các nguy cơ khuyết tật bẩm sinh. Aspirin và ibuprofen: Aspirin có thể gây chảy máu thai nhi còn Ibuprofen chưa được nghiên cứu ở phụ nữ mang thai.
Tiêu đờm guaifenesin và ức chế ho dextromethorphan: Đây là những chất thường thấy trong xi-rô thuốc chống cúm, cảm lạnh và ho. Chúng có liên quan đến các biến chứng khi mang thai trong các nghiên cứu động vật.
Ngoài ra, cho dù có tự điều trị bằng các biện pháp tại nhà với các thảo dược thì bà bầu cũng cần lưu ý và tham khảo tư vấn trước đó của bác sĩ. Nếu thấy có dấu hiệu lạ khi dùng các biện pháp đó thì nên đi khám càng sớm càng tốt.
Mẹ bầu phòng ngừa cúm ra sao?
Ngoài việc tiêm phòng cúm khi mang thai, thì các mẹ bầu hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa cảm cúm bằng các mẹo nhỏ như sau:
– Tích cực bổ sung các hoa quả giàu vitamin C, uống nhiều nước, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối thường xuyên. Có thể uống nước mật ong thêm gừng hoặc chanh nóng cũng rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu.
– Khi đi ra ngoài, bạn cũng nên cẩn thận mang trong mình một chiếc áo mưa phòng bị mưa rất dễ bị cảm.
– Tránh tiếp xúc với người bị cảm cúm vì bà bầu có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất.
– Hạn chế các thói quen dùng tay che miệng khi hắt hơi hoặc ho, tránh sờ tay lên mặt để hạn chế sự lây lan vi khuẩn từ bàn tay lên cơ thể.
– Tránh xa khói thuốc lá, không uống các chất có cồn, tích cực đi bộ hít thở không khí trong lành, và cuối cùng là dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn.
Một số mẹo dân gian trị cảm cúm khi mang thai mẹ có thể tham khảo:
Uống lá kinh giới, tía tô
Theo Đông y thì lá kinh giới có vị cay, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, giúp lợi tiểu, chữa sốt nóng, trị cảm gió, chữa bệnh dị ứng, sao đen để cầm huyết. Khi bị cảm cúm bà bầu có thể sử dụng lá kinh giới để chữa khỏi bệnh một cách an toàn.
Bạn lấy lá kinh giới, tía tô mỗi thứ 15g, cam thảo 2,5g. Đem nấu đun sôi lấy nước uống. Những vị thuốc này sẽ nhanh chóng giúp mẹ bầu thoát khỏi các triệu chứng cảm cúm.
Ăn cháo trứng nóng
Nếu bị cảm cúm nhẹ, bà bầu chỉ cần ăn cháo trứng nóng với hành và lá tía tô. Lưu ý rằng cháo trứng phải ăn khi còn nóng để cơ thể toát ra mồ hôi, điều đó sẽ giúp bà bầu cảm thấy dễ chịu hơn. Món ăn này không chỉ bổ dưỡng mà còn là cách trị cảm cúm an toàn cho mẹ và bé.
Sử dụng tỏi
Tỏi là gia vị gần như không thể thiếu trong căn bếp mỗi gia đình, nó còn được sử dụng trong cách trị cảm cúm của dân gian rất hiệu quả.
Sử dụng lá húng chanh chưng đường phèn
Khi bị cảm cúm, bạn hãy giã nát một vài tép tỏi, hòa vào cốc nước rồi uống trực tiếp sẽ khỏi bệnh rất nhanh. Mặc dù khó uống do mùi vị của tỏi cay nồng, nhưng sau nó sẽ mang lại cảm giác rất dễ chịu sau đó.
quá nguy hiểm, các mom giữ gìn sức khoẻ nha