🔥 Bài đăng hot nhất

🥗🥗🥗 CHÊ ĐỘ DINH DƯỠNG KHOA HỌC GIÚP MẸ BẦU ĐÁNH BẠI CHỨNG BỆNH #TIỀN_SẢN_GIẬT.🔵

🥗🥗🥗 CHÊ ĐỘ DINH DƯỠNG KHOA HỌC GIÚP MẸ BẦU ĐÁNH BẠI CHỨNG BỆNH #TIỀN_SẢN_GIẬT.


🔵 Tiền sản giật là gì?

Tiền sản giật (tiếng Anh là Preeclampsia) là một biến chứng thai kỳ, đặc trưng bởi huyết áp cao và dễ gây tổn thương đến các cơ quan khác, thường là gan và thận. Hiện tượng này có thể xảy ra sớm sau tuần thai thứ 20, nhưng rất hiếm khi gặp trường hợp này. Đa phần các triệu chứng chỉ xuất hiện sau tuần thai thứ 34 (khoảng 3 tháng cuối thai kỳ). Ở một vài thai phụ, triệu chứng lại xuất hiện sau khi lâm bồn, thường là trong vòng 48 giờ sau sinh. May mắn là, những triệu chứng này có xu hướng tự mất đi trong vòng vài tuần sau đó.

🔵 Nguyên nhân của tiền sản giật.

Ở giai đoạn đầu của thai kỳ, các mạch máu sẽ phát triển để đưa lượng máu cần thiết đến nhau thai, giúp nuôi dưỡng bào thai lớn lên. Thế nhưng, ở những mẹ bầu bị tiền sản giật, các mạch máu ấy lại phát triển không đầy đủ. Chúng thường hẹp hơn mạch máu bình thường và cũng vì thế mà đáp ứng không đúng với kích thước nội tiết tố. Từ đó, lượng máu truyền đến nhau thai cũng giảm dần.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do lượng máu đến tử cung không đủ, mạch máu bị tổn thương hoặc cũng có thể do gen và mắc các bệnh về hệ thống miễn dịch.

🔵 Biến chứng của tiền sản giật.

🔻 Đối với mẹ bầu

🔹Tiền sản giật nếu được kiểm soát cũng có nguy cơ gây chứng tiền sản. Biểu hiện lâm sàng của biến chứng này là những cơn co giật liên tục và kết thúc bằng hôn mê. Nếu không được xử lý kịp thời, sản phụ có thể có thể co giật cho đến lúc tử vong.

🔹Tiền sản giật làm tăng nguy cơ mẹ bầu bị bong nhau non. Nếu trường hợp nặng, bong rau non gây chảy máu nhiều, có thể đe dọa đến tính mạng của mẹ và bé. Bên cạnh đó, các biến chứng chảy máu có thể xảy ra là xuất huyết võng mạc, chảy máu trong gan rất nguy hiểm.

🔹Tiền sản giật làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch cho mẹ bầu. Những bệnh lý này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và cuộc sống của mẹ giai đoạn sau này.

🔹Tiền sản giật gây nên biến chứng suy giảm chức năng gan và rối loạn đông máu. Đặc biệt, chứng rối loạn đông máu rất nguy hiểm và là một trong những nguyên nhân khiến mẹ tử vong vì điều trị chứng đông máu rất khó khăn.

🔹Tiền sản giật biến chứng gây nên hội chứng HELLP. Đây là từ viết tắt của tán huyết, men gan cao và số lượng tiểu cầu thấp. Chúng gây nên các triệu chứng như buồn nôn, nôn, đau bụng, đau đầu. Hội chứng này rất nguy hiểm và có thể nhanh chóng trở thành mối đe dọa cho tính mạng của cả mẹ và bé.

🔻 Đối với thai nhi

🔹Tiền sản giật không chỉ ảnh hưởng đến mẹ bầu mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.

🔹Nếu mẹ bị tiền sản giật có thể khiến thai nhi chết lưu ngay từ trong bụng mẹ. Ngoài ra, do lượng máu truyền đến nhau thai hạn chế sẽ khiến thai nhi không được cung cấp đủ dinh dưỡng, thai không được phát triển toàn diện.

🔹Ngoài ra, tiền sản giật cũng có thể khiến bé bị sinh non và suy dinh dưỡng. Đặc biệt, thai nhi cũng có nguy cơ bị tử vong ngay sau khi sinh do bị ngạt, chấn thương, chảy máu phổi…

👉 Trong bài này xin hướng dẫn mẹ bầu bị tiền sản giật chế độ dinh dưỡng đúng, giúp mẹ đảm bảo sức khỏe, chiến đấu cùng bệnh nhé.


🥗🥗🥗 CHÊ ĐỘ DINH DƯỠNG KHOA HỌC GIÚP MẸ BẦU ĐÁNH BẠI CHỨNG BỆNH #TIỀN_SẢN_GIẬT.🔵 
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
2
2
2

bạn mình bị covid xong bị tiền sản giật luôn buồn quá

1 năm trước
Thích
Trả lời

Cảm ơn chia sẻ của bạn, hữu ích lắm nè

1 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!