Hạt hướng dương không chỉ là món ăn vặt được nhiều người yêu thích mà còn dùng trong hỗn hợp hạt
... Xem thêmchỉ số AFP
xin chào hôm trước mình đi khám sk định kỳ ở công ty, mình bầu bé thứ 2 19 tuần thì thấy chỉ số AFP là 84.4 không biêt như thế có cao không ạ? xin mọi người cho mình xin kinh nghiệm
Chào bạn,
Bác sĩ muốn hỏi thêm thông tin để có thể trả lời rõ hơn cho bạn. Chỉ số AFP bạn nói đến là xét nghiệm triple test ở 3 tháng giữa phải không? Đơn vị của AFP trong kết quả của bạn là gì, có phải là IU/ml? Chỉ số AFP để sàng lọc trong thai kì thường sẽ đi kèm thêm hai chỉ số nữa là uE3 và β-hCG. Kết hợp ba chỉ số này với nhau sẽ trả kết quả là thai nhi có nguy cơ cao hay thấp của các dị tật trisomy 21 hay trisomy 18. Các chỉ số này không đứng riêng lẻ để kết luận kết quả xét nghiệm sàng lọc cho thai. Trong kết quả của bạn chỉ số AFP 84.4 IU/ml vẫn là trong giới hạn bình thường của thai 19 tuần. Kết hợp với các thông số còn lại, nếu bác sĩ trả lời là nguy cơ thấp thai bị dị tật thì bạn đừng quá lo lắng, vì thai vẫn đang phát triển bình thường. Tiếp tục tái khám theo lịch hẹn bác sĩ nhé.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn hãy đặt câu hỏi thêm tại Cộng đồng MarryBaby nhé!
ThS.BS. Lê Hữu Thắng
Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương - Tp.HCM
bạn nên đi khám thai lại chỗ bệnh viện bạn hay khám để chắc ăn thêm 1 lần nữa nha
lúc khám xong bs ko nói luôn ha bạn?
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi trên cộng đồng MarryBaby, Admin đã gửi thắc mắc của bạn đến bác sĩ. Bác sẽ giải đáp câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất nên bạn nhớ theo dõi topic này để xem câu trả lời nha.
Trong thời gian chờ bác sĩ tư vấn, bạn cứ thoải mái trao đổi và tâm sự cùng mẹ bỉm khác nhé!
Chúc bạn nhiều sức khoẻ!
Nếu kết quả xét nghiệm là âm tính hoặc bình thường (nồng độ AFP nhỏ hơn 30,25 ng/ml) có nghĩa là thai nhi khỏe mạnh.
Nếu xét nghiệm dương tính với nồng độ AFPcao trên hơn 2,5 lần hơn mức bình thường cho thấy đứa bé có nguy cơ bị mắc dị tật bẩm sinh như nứt đốt sống. Nếu nồng độ AFP giảm có thể nghi ngờ thai nhi bị hội chứng Down hoặc hội chứng Edwards.
Tuy nhiên đừng lo lắng nếu như kết quả xét nghiệm bất thường. Bởi vì nồng độ AFP có thể tăng trong suốt thời gian thai kỳ do thai nhi của bạn tạo ra nhiều AFP hơn bình thường, hoặc bạn có thể sinh đôi (hai em bé tạo ra nhiều AFP hơn là một). Ngoài ra các vấn đề như cân nặng, hay việc mắc bệnh đái tháo đường cũng ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
Khi chỉ số AFP của bạn quá cao hoặc quá thấp, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn làm thêm xét nghiệm để tìm ra lý do bất thường. Bác sĩ có thể sẽ siêu âm để xác nhận bạn đã mang thai bao lâu và có bao nhiêu em bé, đồng thời xem xét kỹ khả năng mắc các dị tật bẩm sinh. Một xét nghiệm kiểm tra khác là chọc ối, bác sĩ sẽ sử dụng một cây kim dài và mỏng để luồn vào túi ối và lấy một lượng nhỏ ối gửi đi xét nghiệm.