Hạt hướng dương không chỉ là món ăn vặt được nhiều người yêu thích mà còn dùng trong hỗn hợp hạt
... Xem thêmChiều dài xương mũi trung bình của thai nhi 30 tuần tuổi
1. Chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi 30 tuần tuổi như thế nào là bình thường
Chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi - chỉ số FL là chỉ số được tính theo từng tuần tuổi, từ tuần thai thứ 14, các bác sĩ mới có thể đo được chiều dài xương đùi của thai nhi. Chỉ số này là một trong những thông số cần thiết được đo qua mỗi lần khám thai định kỳ nhằm đánh giá khả năng phát triển bình thường của thai nhi khi còn đang trong bụng mẹ.
Dưới đây là chỉ số chiều dài xương đùi bình thường của thai nhi 30 tuần tuổi tính theo đơn vị mm:
- Thai nhi tròn 30 tuần tuổi: chiều dài xương đùi trong khoảng 53-63, giá trị trung bình là 56 mm
- Thai nhi 30 tuần 1 ngày tuổi: chiều dài xương đùi trong khoảng 53-63, giá trị trung bình là 57 mm
- Thai nhi 30 tuần 2 ngày tuổi: chiều dài xương đùi trong khoảng 234-292, giá trị trung bình là 262 mm
- Thai nhi 30 tuần 3 ngày tuổi: chiều dài xương đùi trong khoảng 236-296, giá trị trung bình là 265mm
- Thai nhi 30 tuần 4 ngày tuổi: chiều dài xương đùi trong khoảng 238-299, giá trị trung bình là 269mm
- Thai nhi 30 tuần 5 ngày tuổi: chiều dài xương đùi trong khoảng 240-303, giá trị trung bình là 272mm
- Thai nhi 30 tuần 6 ngày tuổi: chiều dài xương đùi trong khoảng 243-307, giá trị trung bình là 275mm
Khi thai nhi có chỉ số chiều dài xương đùi bình thường thì các bà mẹ có thể hoàn toàn yên tâm nghỉ dưỡng để chào đón con của mình ra đời.
2. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến chiều dài xương đùi thai nhi
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chiều dài xương đùi của thai nhi khi còn trong bụng mẹ, tuy nhiên có 4 yếu tố chính sau:
- Yếu tố di truyền: Là một trong những yếu tố quyết định đến chiều dài xương đùi thai nhi, thường chiếm khoảng 23%. Điều này có nghĩa là cha mẹ cao thì trẻ sinh ra có nhiều khả năng sẽ cao.
- Chế độ dinh dưỡng: Khi còn trong bụng, dinh dưỡng của thai nhi hoàn toàn được cung cấp từ bà mẹ, do đó chế độ dinh dưỡng của mẹ đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển chiều cao và trọng lượng, chiều dài xương đùi của trẻ trong tương lai.
- Môi trường sống: Theo một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy, các bà mẹ sống trong môi trường bị ô nhiễm, cân nặng và chiều cao của trẻ sẽ bị giảm khoảng 9% so với những bà mẹ sống trong môi trường xanh, sạch và không khí trong lành. Do đó các bà mẹ cần giữ gìn vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh sạch sẽ, tránh tiếp xúc với những không khí bị ô nhiễm.
- Thói quen xấu: Thức khuya, uống nhiều nước ngọt, cà phê, bia, rượu hoặc hút thuốc lá một trong những thói quen xấu ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi.
3. Mẹ nên làm gì khi thai nhi 30 tuần tuổi?
Tất cả bà mẹ khi mang thai đều mong muốn con mình luôn được khỏe mạnh và phát triển toàn diện cả về cân nặng, chiều cao và sức khỏe. Muốn vậy các bà mẹ cần phải làm các điều sau:
- Ở giai đoạn thai nhi 30 tuần tuổi, các bà mẹ nên bổ sung những thực phẩm giàu protein, vitamin C, D, canxi, axit folic,... để giúp thai nhi trong bụng được phát triển khỏe mạnh và tránh được chứng ợ nóng khi mang thai.
- Bà mẹ cần bổ sung nước đầy đủ mỗi ngày, khám thai định kỳ, đặc biệt là 3 tháng cuối thai kỳ.
- Tránh sử dụng các đồ ăn thức uống ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé như bánh ngọt, thức ăn đóng hộp, những loại thức uống có cồn hay chứa chất kích thích.
Tóm lại: Chiều dài xương đùi thai nhi là một chỉ số quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao và sự phát triển của trẻ sau này. Do vậy ở mỗi tuần tuổi, khi các chỉ số thai nhi trong đó có chỉ số chiều dài xương đùi nằm trong giới hạn cho phép thì thai nhi sẽ phát triển bình thường đến khi được sinh ra.
Chia sẻ cụ thể quá. Cám ơn chia sẻ của mom. Trước giờ đi siêu âm thấy để các chỉ số mà mình cũng ít để ý. Giờ mới biết được nó quan trọng
Mình đi siêu âm bs k nói nên cũng k chú ý lắm
Mình chỉ quan tâm đến chiều dài xương mũi khi thai dưới 22 tuần tuổi, sau đó hầu như mình không để ý nữa
hồi mình có bầu mình cũng ko để ý lắm đến chiều dài xương mũi của con này kia, giờ lên đây mới thấy được tầm quan trọng của việc siêu âm xương mũi