🔥 Bài đăng hot nhất

Cuộc thi Mẹ “mi nhon” - Con đủ chất - Món canh khoai mỡ thịt bằm, món ăn dinh dưỡng vào con không vào mẹ

Câu 1: Chuyên gia kiến nghị mức tăng cân phù hợp cho mẹ bầu trong suốt hành trình mang thai là bao nhiêu:

A/ 10-14 kg/ thai đơn, 17-18kg/thai đôi và nếu đang thừa cân chỉ tăng từ 7-8kg

1. Mức tăng cân hợp lý khi mang thai

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, do tình trạng thai nghén, nhiều bà bầu ít tăng cân hoặc không tăng cân, nhưng nhìn chung vẫn tăng được khoảng đến 2 kg.

Trong khi đó, với 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ:

• Đối với phụ nữ có mức cân nặng bình thường trước khi có thai: Sự tăng cân khi mang thai hợp lý nên duy trì 0,4 kg/tuần.

• Đối với phụ nữ có cân nặng thấp hơn: Mức độ tăng cân cần duy trì 0,5 kg/tuần.

• Đối với phụ nữ đã thừa cân trước đó: Mức tăng cân nên hạn chế, còn khoảng 0,3 kg/tuần.

Trong tam cá nguyệt đầu của thai kỳ, người mẹ nên tăng trong khoảng từ 1 - 2 kg, tam cá nguyệt thứ hai tăng 4 - 5kg, tam cá nguyệt cuối tăng 5 - 6 kg.

Mức tăng cân hợp lý khi mang thai phụ thuộc chủ yếu vào tình trạng của từng bà bầu khác nhau, không có thai kỳ nào giống thai kỳ nào, cũng không có người mẹ nào có mức tăng cân giống nhau hoàn toàn. Nhìn chung, mức tăng cân hợp lý cho thai phụ là:

• Khoảng 10 - 14 kg với thai phụ có cân nặng trung bình trước khi mang thai.

• Khoảng 12,7 - 18,3 kg với thai phụ ít cân trước khi mang thai.

• Khoảng 7 - 8 kg với thai phụ thừa cân trước khi mang thai

• Khoảng 17 - 18 kg trong trường hợp thai phụ mang song thai.

2. Lưu ý về tiêu chuẩn tăng cân khi mang thai

Từ tháng thứ 4 của thai kỳ, bà bầu nên tăng cân trong khoảng 1,5 đến 2 kg mỗi tháng. Ngoài ra, nên kiểm tra cân nặng đều đặn và thăm khám bác sĩ để được tư vấn nếu tăng ít hơn 1 kg hay quá 3 kg mỗi tháng. Việc tăng cân quá ít hay quá nhiều đều gây ra ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và bé:

• Tăng cân quá nhiều dễ dẫn đến nguy cơ thai phụ bị tiền sản giật, đái tháo đường thai kỳ, tăng tỷ lệ sinh non, sinh mổ.

• Tăng cân quá ít dễ gây ra tình trạng thai nhi chậm tăng trưởng trong tử cung, thai bị suy dinh dưỡng, tăng nguy cơ sinh non.

Phụ nữ mang thai nên lưu ý trong thai kỳ, việc ăn uống là cho cả hai mẹ con, nhưng không đồng nghĩa với việc “ăn gấp đôi”. Điều quan trọng là người mẹ phải đảm bảo tiêu chuẩn tăng cân khi mang thai bằng dinh dưỡng hoặc luyện tập.

Câu 2: Chọn chế độ ăn lành mạnh, khoa học cho mẹ bầu: D. Tất cả các đáp án trên

1. Uống đủ nước, vitamin.

- Không thể thiếu với bà bầu, mỗi ngày bạn nên bổ sung từ 2,5 – 3 lít nước (bao gồm sữa, nước lọc, nước trái cây, nước canh…) để giúp cung cấp đủ nước ối khi sinh và đồng thời nó còn giúp cung cấp độ ẩm cho da, giúp da dẻ luôn căng mịn nữa nhé.

- Bổ sung 6 nhóm dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu trong giai đoạn mang thai.

• Sắt

• Canxi (Canxi cần cho sự phát triển khung xương của thai nhi)

• Acid Folic. Chế độ ăn cho bà bầu không cung cấp đủ acid folic dẫn đến thiếu cân ở trẻ sơ sinh.

• Iod

• Các loại vitamin cần thiết.

2. Chia nhỏ bữa ăn trong ngày

Trong thực đơn ăn vào con không vào mẹ, lời khuyên các chuyên gia đưa ra là nên chia nhỏ bữa ăn từ 5 – 7 bữa/ngày. Điều này vừa giúp mẹ nhận đủ năng lượng và dinh dưỡng cho con, vừa giảm nguy cơ tích tụ mỡ thừa.

3. Ăn uống đa dạng, ít tinh bột, nhiều chất xơ.

- Đa dạng hóa các loại thực phẩm, không nên ăn quá nhiều và liên tục một món bất kỳ nào đó dù bị nghén một món nhất định.

- Chia định lượng cho khẩu phần ăn mỗi bữa để không bị thiếu dinh dưỡng và chia đều các nhóm thực phẩm cần ăn trong ngày.

Khẩu phần ăn mỗi bữa bao gồm:

• 25% đạm (gồm thịt, cá, trứng..)

• 25% tinh bột (cơm, bánh mì, khoai, ngô, bún)..

• và 50% là rau củ quả các loại ..

- Ăn các loại rau củ có màu xanh đậm (bông cải xanh, rau chân vịt, rau muống…), màu đỏ và vàng (ớt chuông, bí đỏ…) vì chứa nhiều vitamin, sắt, axit folic… rất tốt.

- Một lưu ý đặc biệt quan trọng là tinh bột cung cấp năng lượng cần thiết cho mẹ bầu nên không nên kiêng quá mức tinh bột thay vào đó nên kiểm soát lượng tinh bột vừa đủ.

Hãy chọn nguồn tinh bột có lợi như bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, khoai lang luộc, bắp luộc, các loại đậu… để đảm bảo vừa cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể, không bị đói nhanh mà vẫn không lo tăng cân nhanh

Câu 3: Chia sẻ một thực đơn/món ăn dinh dưỡng dành cho mẹ bầu vào con không vào mẹ: Mình xin chia sẻ một món ăn vừa tốt cho bầu và rất hợp với các mẹ bầu bị nghén khó ăn

Canh khoai mỡ thịt bằm

- Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu hoàn toàn có thể và rất nên ăn khoai mỡ trong thai kỳ. Lý do là vì khoai mỡ đem lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho cả mẹ và thai nhi trong suốt thai kỳ.

- Ăn khoai mỡ giúp kiểm soát được đường huyết trong máu và trọng lượng cơ thể nhờ chứa nhiều chất xơ và carbohydrate phức hợp. Do đó mà với những mẹ bầu dễ bị tăng cân thì khoai mỡ là món ăn phù hợp để bổ sung chất xơ và cung cấp dưỡng chất tốt nhất cho thai nhi.

- Khoai mỡ cũng là thực phẩm lợi tiểu nên có tác dụng chống viêm nhiễm, đặc biệt là viêm nhiễm đường tiểu, bàng quang, giảm đau bụng, đau thần kinh, chống căng cơ, chuột rút… Vậy nên mẹ nhớ tăng cường ăn thêm khoai mỡ vào các tháng cuối của thai kỳ.

- Với các mẹ bầu dễ bị căng thẳng, mệt mỏi thì khoai mỡ là nguồn thực phẩm tuyệt vời để mẹ cải thiện tình trạng này. Bởi trong khoai mỡ chứa rất nhiều vitamin B6, có tác dụng làm giảm chứng trầm cảm.

Khoai mỡ bổ dưỡng và rất tốt cho bà bầu, nhất là trong tam cá nguyệt đầu tiên mẹ cảm thấy chán ăn vì ốm nghén. Món canh dễ ăn, cung cấp dinh dưỡng và bổ sung nước hiệu quả cho bà bầu

1.Nguyên liệu:

– 100 g khoai mỡ

– 50 g thịt bằm

– Hành lá, ngò ôm: mỗi thứ vài cây

– Gia vị: muối, hạt nêm, bột ngọt, dầu ăn

2. Sơ chế nguyên liệu

Khoai mỡ gọt vỏ rồi rửa sạch, cắt khúc nhỏ vừa ăn.

Hành lá và ngò ôm cắt bỏ gốc, rửa sạch cắt khúc khoảng 1 lóng tay.

Thịt heo xay cho vào tô, nêm vào 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, trộn đều rồi ướp 15 phút cho thịt thấm gia vị.

3. Nấu canh khoai mỡ thịt bằm

Cho 500ml nước vào nồi, bật bếp với lửa lớn, cho khoai mỡ vào đun khoảng 10 phút cho mềm và rã ra.

Khi khoai đã mềm và rã ra thì cho tiếp thịt heo xay đã ướp gia vị vào nồi, dùng vá đảo đều cho thịt tan ra nấu thêm 3 - 5 phút cho thịt chín.

Bạn nêm vào canh gia vị gồm: 2 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt. Khuấy đều cho nước canh sôi lần nữa thì nêm nếm gia vị cho vừa ăn.

Cuối cùng cho phần hành lá và ngò ôm đã cắt khúc vào nồi rồi tắt bếp. Cho canh ra tô, rắc thêm ít tiêu xay lên trên cho thơm là hoàn thành.

4. Thành phẩm

Món canh khoai mỡ thịt bằm với màu tím bắt mắt, nước canh sánh mịn vừa ngọt vừa có vị bùi từ khoai, thịt xay được nêm nếm đậm đà, với cách nấu này thịt heo vẫn giữ được độ ẩm mềm của thịt mà không hề bị khô.

Khi ăn cùng cơm trắng sẽ vô cùng bắt cơm đấy nhé.

Cuộc thi Mẹ “mi nhon” - Con đủ chất - Món canh khoai mỡ thịt bằm, món ăn dinh dưỡng vào con không vào mẹ
Cuộc thi Mẹ “mi nhon” - Con đủ chất - Món canh khoai mỡ thịt bằm, món ăn dinh dưỡng vào con không vào mẹ
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
11
6
6

Mom chia sẻ chi tiết quá luôn nè. Chúc mom thắng giải nhé

2 năm trước
Thích
Trả lời

Cám ơn bạn đã tham gia cuộc thi Mẹ "mi nhon" - Con đủ chất, trong thời gian chờ đợi kết quả vào ngày 4/10 trên cộng đồng Mẹ bầu, đừng quên tích cực kêu gọi nhiều lượt bình luận cho bài dự thi của mình nhé. Chúc bạn nhiều sức khỏe.

2 năm trước
Thích
Trả lời

ui món yêu thích của mình, mỗi lần ngán ko biết ăn gì là mình nấu món này thôi, dễ nuốt nhưng có điều hao cơm à nha

2 năm trước
Thích
Trả lời

Món canh khoai mỡ thịt bằm ngon quá

2 năm trước
Thích
Trả lời

Chúc mom may mắn

2 năm trước
Thích
Trả lời

Chúc mom may mắn

2 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!