Hạt hướng dương không chỉ là món ăn vặt được nhiều người yêu thích mà còn dùng trong hỗn hợp hạt
... Xem thêmDấu hiệu động thai là gì?
Hành trình mang thai luôn đem lại cho mẹ nhiều cảm xúc ngọt ngào. Song bên cạnh đó, có nhiều nguy cơ tiềm ẩn, biến chứng thai kỳ, khiến mẹ phải luôn lo lắng khôn nguôi. Có thể mẹ bầu đã nghe đến cụm từ "động thai" và đang lo lắng rằng điều này có thể xảy đến với mình? Vậy các dấu hiệu động thai là gì và có ảnh hưởng như thế nào đến bé yêu trong bụng mẹ?
Động thai là gì?
Động thai là một triệu chứng rất phổ biến trong quá trình mang thai của mẹ bầu, đặc biệt là ở tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai. Động thai là dấu hiệu điển hình của tình trạng dọa sảy, đe dọa đến tính mạng của thai nhi bên trong bụng mẹ. Nếu bị động thai, mẹ sẽ thấy hiện tượng chảy máu âm đạo khi mang thai. Sự xuất hiện của một ít máu có màu đỏ hoặc màu đen lẫn dịch nhầy, kèm theo tình trạng mỏi vai, đau bụng, bụng dưới trương lên.
Động thai và sảy thai hoàn toàn khác nhau nhưng nhiều mẹ bầu vẫn nhầm lẫn giữa 2 tình trạng trên, do đó không biết nên xử lý như nào cho đúng để tránh hậu quả không mong muốn. Để biết mình đang trong tình trạng nào mẹ cần phân biệt rõ các triệu chứng của động thai và sảy thai.
Động thai có nguy hiểm không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa tại bệnh viện phụ sản, động thai là một trong những bệnh lý nguy hiểm nhất có thể dẫn tới sảy thai ngoài ý muốn. Chính vì điều đó mẹ bầu cần phải hết sức chú ý để hạn chế tối thiểu mắc phải hiện tượng này. Nếu thấy những dấu hiệu lạ, mẹ cần phải đi khám ngay để xác định sớm bệnh lý, qua đó có thể đưa ra những phương án điều trị phù hợp và kịp thời.
Các dấu hiệu động thai, dọa sảy thai
Thông thường các dấu hiệu dọa sảy thai chỉ xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ, hoặc từ tháng thứ 4 - tháng thứ 6. Lúc này, cổ tử cung chưa mở mà trứng đã thụ tinh vào làm tổ trong tử cung lại chưa chắc nên thai dễ bị bong ra. Sau khoảng thời gian đó, hiện tượng này sẽ không còn phổ biến nữa. Khi thai nhi được 6 tháng mà sản phụ bị đau bụng chuyển dạ nhưng cổ tử cung không mở thì có nguy cơ sinh non.
Một số các dấu hiệu dọa sảy thai thường gặp có thể kể đến như:
- Chảy máu âm đạo, máu thường có màu đỏ hoặc đen lẫn với dịch nhầy
- Xuất hiện các cơn đau âm ỉ vùng bụng dưới, đau lưng
- Âm đạo xuất hiện một vài vệt máu nhỏ màu đỏ tươi hoặc đỏ thẫm
Các nguyên nhân gây động thai thường gặp
Nguyên nhân chính xác của hiện tượng động thai vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, có một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ động thai, dọa sảy thai với mẹ bầu như:
Các yếu tố gây động thai trong tam cá nguyệt đầu tiên
- Bào thai hay thai nhi có bất thường về gen và nhiễm sắc thể.
- Nhau thai bất thường.
- Mẹ bầu lớn tuổi.
- Mẹ lạm dụng đồ uống có cồn, thuốc lá, dùng nhiều hơn 200mg caffein mỗi ngày.
- Mẹ bầu có các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ.
Mẹ bầu lần đầu mang thai không có nhiều kinh nghiệm hoặc lo lắng quá mức làm cho thai nhi bị ảnh hưởng cũng có thể gây nên động thai. Ngoài ra, những nguyên nhân động thai phổ biến thường gặp nhất là:
- Trứng đã thụ tinh bị teo lại.
- Thai trùm.
- Mẹ bầu mắc phải các bệnh về máu hoặc tử cung, suy tim, bệnh thận mạn tính, mất cân bằng nội tiết.
- Mẹ bầu bị suy nhược cơ thể.
- Mẹ bầu sốt cao.
- Mẹ bầu làm việc quá sức.
- Thiếu dinh dưỡng khi mang thai.
- Tinh trùng của người chồng không đủ khoẻ.
- Thai nguyên không ổn định dẫn đến dò thai hoặc động thai.
- Thai nhi kém phát triển.
- Đặc biệt, khi chịu tác động mạnh từ bên ngoài như: mẹ bầu bị ngã xe, va vấp vào đồ vật cứng cũng gây nên hiện tượng động thai.
Mẹ bầu nên làm gì khi bị động thai?
Hiện nay, không có cách xử lý nào được xem là tốt nhất giúp mẹ khắc phục tình trạng động thai. Tuy nhiên, khi có những biểu hiện bất thường, mẹ nên:
- Nằm nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh, tránh di chuyển xa.
- Mẹ bầu cần đi khám thai ngay để được bác sĩ tư vấn những cách xử lý hiệu quả. Bác sĩ có thể kê cho mẹ thuốc chống co thắt tử cung hoặc khâu vòng tử cung để bảo vệ thai nhi nằm im trong bụng mẹ trước khi chào đời.
- Nếu thấy đau bụng, mẹ không được dùng tay xoa bụng vì động tác này có thể kích thích tử cung co thắt, tăng nguy cơ đẩy thai nhi ra ngoài gây sảy thai hoặc sinh non.
- Một lưu ý quan trọng nữa là nếu đã từng bị động thai, tuyệt đối mẹ bầu không được quan hệ vợ chồng vì nó tạo hưng phấn kích thích cổ tử cung co bóp và có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Mẹ cũng nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thường xuyên để phát hiện bất thường kịp thời nhằm đưa ra giải pháp xử lý phù hợp.
- Mẹ bầu không được siêu âm thai đầu dò, không đưa bất kỳ vật gì vào âm đạo để tránh việc kích thích cổ tử cung mở ra.
- Đặc biệt, hãy uống thuốc theo đúng đơn mà bác sĩ kê, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về dùng.
- Ngoài ra, chú ý chế độ dinh dưỡng cho bà bầu cũng là yếu tố hết sức quan trọng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của việc ngăn chặn tình trạng động thai. Mẹ bầu nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa, ít dầu mỡ, tích cực bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, giàu vitamin và khoáng chất, tinh bột, protein, chất sắt.
- Mẹ nên hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê... Những loại thực phẩm như đồ ăn gỏi, rau sống… đều là những loại thực phẩm gây kích thích mạnh tới hệ tiêu hóa gây rối loạn và dẫn tới sảy thai.
- Lưu ý tư thế nằm: Lựa chọn tư thế nằm khi bị dọa sảy thai là một điều vô cùng quan trọng để tránh tạo sức ép đè lên bụng của mẹ bầu. Trong thời gian này mẹ bầu nên chọn các tư thế tốt ngủ cho bà bầu như tư thế nằm nghiêng bên trái, chân trái duỗi, chân phải hơi gập là tốt nhất.
Hi vọng những dấu hiệu động thai trên và cách phòng tránh nó sẽ giúp các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.
Bị động thai thì phải cố gắng nghỉ ngơi tránh đi lại nhiều hay làm việc nặng, đứng quá lâu nha, khám thai theo lịch hẹn hoặc khi thấy không ổn
Mình được nhiều người mách động thai thì tim củ gai uống
Ra máu là dấu hiệu động thai dễ nhận biết nhất
Cảm ơn mom chia sẻ