🔥 Bài đăng hot nhất

Độ mờ da gáy và những điều cần biết

Độ mờ da gáy là gì?

Sự kết tụ chất dịch ở vùng da mặt sau cổ của thai nhi được gọi là độ mờ da gáy. Độ mờ da gáy là một chỉ số dùng để đánh giá nguy cơ thai nhi mắc phải hội chứng Down và các dị tật bẩm sinh khác.


Đo độ mờ da gáy là phương pháp dùng để chẩn đoán hội chứng Down sớm nhất trong thời kỳ thai kỳ. Siêu âm thai nhi vào thời điểm thích hợp là cách để kiểm tra vùng da gáy của thai nhi, điều này giúp cho các bác sĩ có thể chẩn đoán được nguy cơ thai nhi liệu có mắc hội chứng Down hay không.


Dựa vào kết quả đo độ mờ da gáy, không những giúp bác sĩ chẩn đoán được nguy cơ mắc hội chứng Down ở trẻ mà còn giúp bác sĩ phát hiện được trẻ có bị bất thường nhiễm sắc thể hay không.


Tất cả những đứa trẻ khỏe mạnh đều có lớp dịch ở sau gáy, tuy nhiên những đứa trẻ bình thường sẽ có lượng chất lỏng dưới da ở mặt sau cổ ít hơn so với những thai nhi có khả năng mắc hội chứng Down.


Khi xác định được thai nhi có nguy cơ mắc hội chứng Down, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện các xét nghiệm tiếp theo như lấy mẫu nhung màng đệm, chọc ối....để xác định chính xác liệu trẻ có bị Down hay không.


Độ dày da gáy càng tăng thì nguy cơ bị dị tật vì sự bất bình thường của nhiễm sắc thể càng cao và kèm theo đó là các dị tật khác về cấu trúc cơ thể. Tuy nhiên, để có được kết quả độ mờ da gáy chính xác nhất cần phải thực hiện đo độ mờ da gáy đúng thời điểm.


Độ mờ da gáy ở thai nhi bao nhiêu là bình thường?

Sau khi được tiến hành siêu âm, bác sĩ sẽ cho bà bầu biết kết quả về độ mờ da gáy. Đối với những trẻ có kích thước từ 45-84mm thì độ mờ da gáy thông thường sẽ là dưới 3,5mm. Thường thì kết quả kiểm tra độ mờ da gáy sẽ giúp bác sĩ có thể phán đoán được 75% nguy cơ trẻ bị Down.


Đối với thai nhi 11 tuần tuổi, độ mờ da gáy chuẩn là 2mm.


Đối với thai nhi 12 tuần tuổi, thường độ mờ da gáy chuẩn là dưới 2,5mm.


Đối với thai nhi 13 tuần tuổi, độ mờ da gáy chuẩn là 2,8mm.


Nguy cơ mắc hội chứng Down thấp đối với những thai nhi có độ mờ da gáy dưới 1,3mm.


Nếu độ mờ da gáy lớn hơn 3mm, nguy cơ thai nhi mắc hội chứng Down là khá cao.

Nếu độ mờ da gáy 6mm, thì thai nhi có nguy cơ cao mắc hội chứng Down và các dị tật bẩm sinh khác.


Độ mờ da gáy từ 3,2-3,5mm thì được gọi là dày và tăng nguy cơ bị đột biến nhiễm sắc thể.


Những trường hợp thai nhi có độ mờ da gáy là 2,9mm, tuy chưa phải là mức cao nhưng có thể gây ra sự ảnh hưởng đến giá trị của xét nghiệm sàng lọc trong 3 tháng đầu, vì vậy muốn chắc chắn, nên thực hiện thêm các xét nghiệm chuyên sâu khác.

Lượng chất dịch kết tụ ở vùng cổ tăng lên khiến cho độ mờ da gáy cao lên. Vì vậy, phương pháp hiệu quả nhất để kiểm tra và chẩn đoán được các dị tật thai nhi trong 3 tháng đầu của thai kỳ chính là siêu âm đo độ mờ da gáy. Nguy cơ mắc dị tật càng cao khi độ mờ da gáy càng cao kèm theo đó là các dị tật khác về cấu trúc cơ thể. Bên cạnh thường xuyên theo dõi, thực hiện đầy đủ các xét nghiệm sàng lọc trước sinh, phụ nữ mang thai cũng nên được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin cho bà bầu để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé.



Độ mờ da gáy và những điều cần biết 
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
6
2
2

12 tuần là đo độ mờ da gáy rồi, mẹ bầu đừng bỏ qua lần khám thai quan trọng này nhé

1 năm trước
Thích
Trả lời

Chia sẻ thông tin về đo độ mờ da gáy rất hữu ích

1 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!