Hạt hướng dương không chỉ là món ăn vặt được nhiều người yêu thích mà còn dùng trong hỗn hợp hạt
... Xem thêmKhông ăn được khi mang thai 3 tháng đầu – 9 cách xử lý hiệu quả nhất
1 Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn món cảm thấy ngon miệng
Với những mẹ bầu bị nghén nặng, chỉ thèm ăn và ăn được rất ít món ăn thì hãy cố gắng ăn những món ăn mà mình cảm thấy ngon miệng. Tích cực bổ sung những món ăn này để cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể tốt hơn.
Mẹ bầu cũng có thể thay đổi cách chế biến những món ăn này thành nhiều dạng: luộc, hấp, sốt, dạng tươi – dạng khô,… để “làm mới” thực đơn giúp mẹ không bị ngán mỗi khi dùng bữa.
Ví dụ: nếu như chán ăn rau bằng các món luộc, xào đơn thuần mẹ bầu có thể thay đổi bằng món salad. Bằng cách này cơ thể vẫn được bổ sung chất dinh dưỡng từ rau nhưng dễ ăn hơn nhiều.
Tuy nhiên, nếu như mẹ bầu nghén những món ăn không có lợi cho sức khỏe như: măng hoặc các loại quả có thể dễ gây sảy thai (dứa, đu đủ xanh) thì mẹ bầu cần cẩn trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ.
2 Tránh ăn thức ăn chán/sợ
Mẹ bầu không cần phải ép bản thân mình ăn những món ăn mà bản thân cảm thấy sợ, dù đó là món ăn bổ dưỡng. Bởi vì điều này có thể khiến cho mẹ bầu dễ bị nôn, buồn nôn làm cho cơ thể càng thêm mệt mỏi.
Thay vào đó hãy lựa chọn những sản phẩm mình có thể ăn được và tốt cho sức khỏe sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn mà không lo thiếu dưỡng chất cho thai nhi.
3 Bổ sung bù nguồn, thực phẩm khác trong 3 tháng đầu
Nếu như mẹ bầu cảm thấy sợ đồ ăn từ những loại thực phẩm hàng ngày mà chúng cần thiết cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi thì hãy bổ sung bù bằng nguồn khác hoặc thực phẩm khác.
Ví dụ: mẹ bầu không thể bổ sung đạm từ thịt cá, trứng thì có thể thay thế bằng đạm thực vật từ các loại hạt như: đậu tương, hạt chia, đậu gà, nấm. Hoặc nếu mẹ bầu sợ thiếu chất béo từ động vật thì hoàn toàn có thể thay thế bằng chất béo từ: bơ, hạt óc chó, sữa chua…
Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể bổ sung chất dinh dưỡng từ viên uống tổng hợp dành cho bà bầu giúp bù đắp dưỡng chất khi không thể ăn uống được như bình thường. Hàng ngày mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất từ các loại trái cây, rau củ, các sản phẩm từ sữa để thai nhi được bổ sung đầy đủ dưỡng chất quan trọng.
4 Thay đổi các chế biến
Thay đổi cách chế biến cho đa dạng như: xào, luộc, hấp, salad,… giúp mẹ bầu thay đổi khẩu vị, tránh cảm giác nhàm chán làm cho bữa ăn thêm phần hấp dẫn. Từ đó, mẹ bầu cũng cảm thấy ngon miệng hơn trong mỗi bữa ăn, giúp mẹ bầu bổ sung được nhiều dưỡng chất cho cơ thể và thai nhi.
Ví dụ, cùng là bí đỏ mẹ bầu có thể biến tấu thành nhiều món ăn khác nhau: xào, luộc, nấu canh, nấu cháo,…chắc chắn khiến mẹ bầu cảm thấy dễ ăn hơn.
5 Bà bầu nên tránh các loại thức ăn nặng mùi hoặc tác động mùi khi ăn
Bất cứ món ăn nào làm cho mẹ bầu cảm thấy khó chịu, chán ăn và buồn nôn cần đưa vào danh sách hạn chế để ăn uống được ngon miệng hơn. Mẹ bầu cần tránh các món ăn có mùi nặng dễ làm tác động mùi khi ăn: tỏi, cá, cà ri, những đồ ăn nhiều dầu mỡ,…hoặc món ăn nào khiến mẹ cảm thấy nặng mùi, dễ gây buồn nôn.
Bên cạnh đó, những món ăn có nhiều gia vị, đồ ăn cay nóng. Vì đây là những món ăn dễ gây đầy bụng, khó tiêu làm cho mẹ bầu cảm thấy khó chịu, chán ăn.
6 Chia thành nhiều bữa nhỏ
Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày giúp cho mẹ bầu không cảm thấy ngán mỗi khi nhìn thấy đồ ăn. Thay vì ăn một ngày 3 bữa thì mẹ bầu có thể chia thành 6 bữa nhỏ với một lượng thức ăn vừa phải và kết hợp một số món ăn nhẹ trong các bữa phụ.
Việc chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ không làm cho mẹ bầu cảm giác đói bụng, tránh gây ra tình trạng dư thừa acid dạ dày gây ra các cơn buồn nôn, khó chịu cho mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu.
Cần hạn chế tối đa việc bỏ bữa, bởi chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển của thai nhi. Hãy cố gắng ăn đủ bữa để cơ thể bé yêu được phát triển khỏe mạnh.
7 Mẹ bầu trong 3 tháng đầu nên vận động nhẹ nhàng
Vận động nhẹ nhàng như Yoga giúp cơ thể gia tăng tuần hoàn máu, tăng cường tiêu hóa thức ăn và cho mẹ bầu tâm trạng thoải mái hơn. Điều này đóng vai trò quan trọng đối với việc cải thiện chứng chán ăn ở mẹ bầu trong 3 tháng đầu mang thai.
Vận động nhẹ nhàng trong suốt thai kỳ còn giúp cho mẹ bầu ngăn ngừa nguy cơ đau mỏi lưng, giúp cơ thể dẻo dai để quá trình vượt cạn thuận lợi hơn.
Trong quá trình tập luyện mẹ bầu cần chú ý thực hiện các động tác một cách nhẹ nhàng và chắc chắn để không gây ra ảnh hưởng đến thai nhi.
8 Uống nhiều nước
Mẹ bầu cần uống đủ từ 2 – 3 lít nước để giảm thiểu mệt mỏi và cải thiện tình trạng ốm nghén hiệu quả hơn. Ngoài nước lọc, mẹ bầu có thể bổ sung thêm các loại nước trái cây như: cam, chanh, ổi,… để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể và tăng cường đề kháng.
Mẹ bầu không nên uống liền một lúc mà cần chia nhỏ thành nhiều lần uống trong ngày để cơ thể bài tiết hiệu quả.
9 Mẹ bầu nên đi khám bác sĩ dinh dưỡng
Trường hợp mẹ bầu bị chán ăn kéo dài trong nhiều ngày cần trao đổi với bác sĩ. Bởi vì, tình trạng này sẽ khiến cơ thể bị suy nhược, sụt cân nhanh hoặc có thể có nguy cơ làm ảnh hưởng đến thai nhi.
Không ăn được khi mang thai 3 tháng đầu là hiện tượng hết sức bình thường, nên mẹ bầu không cần quá lo lắng. Hãy ghi nhớ và thực hiện những hướng dẫn trên để luôn có tâm trạng thoải mái và thai nhi phát triển ổn định. Nếu cảm thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường mẹ bầu nên đi khám ngay để có biện pháp xử lý phù hợp.
Nghén quá thì các mẹ ăn thanh đạm, như mình luôn để một ít bành mì, bánh qui, ăn súp hay cháo không có dầu mỡ đỡ nghén
Chán ăn thì mình ăn vặt cũng được á các bạn, ăn gì mà mình thích đó, rồi hầm súp hầm cháo uống vừa nhanh lại có dĩnh dưỡng
Mình nghe nói thay đổi cách chế biến là giải pháp hiệu quả nhất í.
Cám ơn chia sẻ của bạn. Rất nhiều thông tin hữu ích cho mẹ bầu
mình hay thèm ngọt, đợt đó ăn quá trời mụn thi nhau lên