Không chỉ cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất trong quá trình mang thai mà các mẹ bầu còn phải đặc
... Xem thêmKích thước thai nhi theo tuần chi tiết mẹ nên
Kích thước thai nhi theo tuần chi tiết mẹ nên biết
Để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé, trong các buổi khám thai bác sĩ sẽ kiểm tra những chỉ số thai nhi cần thiết, trong đó có chiều cao và cân nặng chuẩn của thai nhi. Vậy kích thước thai nhi theo tuần chi tiết ra sao? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này!
Bảng kích thước thai nhi theo tuần chi tiết
Mỗi thai nhi là một cá thể riêng biệt. Các em bé có sự phát triển khác nhau. Các mẹ không nên so sánh cân nặng, chiều dài của bé này với bé kia. Tuy nhiên, vẫn có một chuẩn mực mang tính khách quan để chị em so sánh xem con mình có đang phát triển tốt hay không.
Ghi chú:
- Bảng trên được tính theo mức trung bình, bé có thể lớn/nhỏ hơn so với số liệu trong bảng.
- Về các chỉ số chiều dài: Từ tuần 8 – 20 là chiều dài được đo từ đầu đến mông bé. Lý do chân bé lúc này vẫn đang cuộn tròn cùng cơ thể nên rất khó để đo. Từ tuần 21 – 40 là chiều dài đo từ đầu đến chân.
Thời gian từ khi thụ thai đến khi ra đời của trẻ sẽ kéo dài tầm 40 tuần. Từ tuần 1 đến tuần thai thứ 4, thai nhi chỉ là một phôi thai rất nhỏ. Ngay cả khi túi thai vào tử cung
, các thiết bị siêu âm cũng khó có thể nhìn thấy hình ảnh em bé trong bụng mẹ. Nên nếu trong giai đoạn này mà các mẹ chưa thấy túi thai thì đừng quá lo lắng. Có thể thai nhi đang ẩn nấp dưới một góc nào đó trong tử cung và sẽ sớm xuất hiện ra để các mẹ có thể nhìn thấy thôi. Các chỉ số thai nhi từ tuần 4-7 mẹ cần lưu ý là chiều dài đầu mông và đường kính túi thai. Tuần thai thứ 6, đường kính túi thai có thể trong khoảng 14-25mm. Từ tuần thai thứ 7, kết quả siêu âm sẽ cho thấy chiều dài đầu mông của bé.
Mẹ bầu tăng cân thế nào để bảng cân nặng của thai nhi luôn chuẩn?
Ngoài bảng cân nặng trên, mẹ cũng có thể tham khảo thêm mức tăng cân chuẩn khác cho bà bầu.
Thông thường, mức tăng cân bình thường của bà bầu được tính dựa vào
BMI – chỉ số khối cơ thể theo công thức:
BMI = trọng lượng / (chiều cao) * 2
– Đối với các mẹ bầu có cân nặng ổn định, chỉ số BMI dao động trong khoảng 18,5 – 24,9 thì mẹ nên tăng khoảng 9 – 12kg trong cả thai kì. Mẹ có thế tăng cân chia theo các giai đoạn như sau:
- 3 tháng đầu: 1,5 – 2kg
- 3 tháng giữa và cuối: 1 – 2kg/tháng.
– Đối với mẹ mang thai đôi, mẹ có thể tăng dao động từ 16 – 20kg.
– Đối với những mẹ bầu thừa cân thì mức tăng nên ít hơn. Mẹ có thể tăng khoảng 1kg/tam cá nguyệt thứ nhất; và những tuần sau đó chỉ nên tăng khoảng 200 – 300g/tuần.
– Đối với mẹ bầu bị thiếu cân thì cần tăng khoảng 2,5kg trong 3 tháng đầu và khoảng 500 – 600g/mỗi tuần sau đó.
Theo những chỉ số này, mẹ bầu nên ăn uống điều độ, đủ chất, duy trì cân nặng ổn định. Việc mẹ tăng cân thất thường sẽ ảnh hưởng không tốt tới bản thân và em bé trong bụng. Một số hậu quả nghiêm trọng như: khó sinh do thai to, bé khi sinh ra bị suy dinh dưỡng…
Bảng kích thước thai nhi theo tuần chi tiết có vai trò hết sức quan trọng. Mẹ hoàn toàn có thể điều chỉnh chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt kịp thời để con yêu phát triển tốt nhất.
có bảng này các mẹ bầu so sánh mỗi lần đi sâ về là chuẩn bài
cân nặng, chiều dài của thai nhi theo các mốc là quan trọng nhất
bảng này mình thấy cân nặng ít hơn bảng khác nhỉ
cảm ơn bạn nhé, dễ theo dõi nè
cảm ơn bạn nhiều
Mình thấy bảng cân nặng này ít hơn so với cân nặng bên ngoài nhiều quá, không biết bé nặng hơn trong bảng chút thì có sao ko
Bảng cân nặng thai nhi chuẩn theo tuần tuổi là thước đo tham khảo để mẹ bầu có thể biết được tổng quan sự phát triển của con khi ở trong bụng mẹ. Từ đó giúp mẹ có sự thay đổi về chế độ sinh hoạt, tập luyện của mẹ bầu sao cho phù hợp.
khi mình đi siêu âm thì các bạn sĩ sẽ đo và tư vấn cho mình cụ thể nên các bạn đang có ý định bầu không phải quá lo lắng về vấn đề này đâu nhé
Chiều cao và cân nặng của bé cũng là một trong những vấn đề mà cha mẹ và gia đình quan tâm hàng đầu
cảm ơn mom đã chia sẻ nha