Hạt hướng dương không chỉ là món ăn vặt được nhiều người yêu thích mà còn dùng trong hỗn hợp hạt
... Xem thêmLàm sao biết thai nhi mũi cao?
Chiều dài xương sống mũi của các em bé khi còn trong bụng mẹ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như gen, dân tộc, dinh dưỡng, tuổi thai. Đánh giá chiều cao xương sống mũi của thai nhi sẽ giúp tầm soát nhiều vấn đề trước khi trẻ ra đời.
Vì sao cần đánh giá chiều dài xương sống mũi của thai nhi?
Chiều cao xương sống mũi của thai nhi là chỉ số quan trọng để giúp các bác sĩ chẩn đoán thai nhi có bị mắc hội chứng Down hay không.
Down là hội chứng dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ sơ sinh liên quan đến những bất thường về nhiễm sắc thể. Hiện nay, hội chứng Down được tầm soát trong 3 tháng đầu thai kỳ dựa vào tuổi của mẹ, đo độ mờ sinh hóa và sàng lọc huyết thanh của mẹ đem lại kết quả chẩn đoán chính xác 85 - 90%. Đặc điểm của hội chứng này là thai nhi khi sinh ra có chiều dài xương sống mũi ngắn hơn bình thường, mặt phẳng. Do đó, siêu âm đánh giá xương mũi đã được thêm vào trong xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh.
Tuần thai thứ 11: Độ dài xương sống mũi 1.96mm;
Tuần thai thứ 12: Độ dài xương sống mũi 2.37mm;
Tuần thai thứ 13: Độ dài xương sống mũi 2.90mm;
Tuần thai thứ 14: Độ dài xương sống mũi 3.44mm;
Tuần thai thứ 15: Độ dài xương sống mũi 4.05mm.
Từ tuần thứ 20 trở đi, thai nhi có độ dài sống mũi bình thường sẽ dao động trong con số 4.50mm. Đến tuần thai thứ 22, nếu em bé có độ dài xương sống mũi từ 4.50mm trở lên là bình thường, từ 3.50mm đổ xuống nguy cơ mắc hội chứng Down rất cao.
Tuy nhiên, các con số ở trên chỉ mang tính chất tham khảo, sự dài ngắn của xương mũi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ví dụ, nếu cha mẹ có xương sống mũi ngắn thì nhiều khả năng bé sinh ra cũng có sống mũi ngắn. Do đó, việc làm xét nghiệm kiểm tra độ dài xương sống mũi chưa thể khẳng định hoàn rằng bé sẽ mắc hội chứng Down
Vậy bác sĩ đo từ tuần thứ 22 trên 4,5mm mình không cần lo về chiều dài xương mũi ở những tuần sau đó nữa phải không mom
Chia sẻ hay quá cảm ơn mom nha