Hạt hướng dương không chỉ là món ăn vặt được nhiều người yêu thích mà còn dùng trong hỗn hợp hạt
... Xem thêmMang thai 26 tuần bị ra máu nhưng không đau bụng có nguy hiểm không?
Trong thời gian mang thai, mọi dấu hiệu bất thường xuất hiện đều khiến các mẹ cảm thấy lo lắng. Vậy mang thai 26 tuần bị ra máu nhưng không đau bụng có phải dấu hiệu sảy thai hoặc nguy hiểm nào khác không? Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý an toàn nhất trong bài viết dưới đây.
Mang thai 26 tuần bị ra máu nhưng không đau bụng
Trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất, hiện tượng ra máu âm đạo xảy ra rất phổ biến, báo hiệu cho mẹ biết đã có tin vui. Tuy nhiên, bước sang tam cá nguyệt thứ 2, thứ 3 mà hiện tượng ra máu vẫn còn xuất hiện thì nó không còn bình thường nữa. Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo mẹ đang sắp phải đối mặt với các vấn đề nguy hiểm trong thai sản.
Dưới đây là top 6 nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai 26 tuần bị ra máu nhưng không đau bụng mà các mẹ cần lưu ý.
Thai phụ mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa
Khi mang thai, nội tiết tố của bà bầu thay đổi rất nhiều, ảnh hưởng đến nồng độ pH trong âm đạo. Điều này cộng thêm với việc mẹ không chăm sóc, vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày thì nguy cơ bị viêm nhiễm phụ khoa sẽ rất cao.
Khi “cô bé” của mẹ bầu có vấn đề sẽ xuất hiện các dấu hiệu như sau: mẹ thường xuyên thấy ngứa ngáy, đau rát vùng kín, dịch âm đạo tiết ra có mùi hôi khó chịu, có thể xuất huyết kèm theo. Bệnh phụ khoa không được điều trị dứt điểm sớm sẽ gia tăng nguy cơ sảy thai, sinh non hoặc thai nhi dễ bị lây bệnh khi được sinh ra qua đường âm đạo.
Vì vậy, nếu mẹ bầu nào nhận thấy mình đang có những dấu hiệu kể trên thì hãy chú ý đi khám sớm để điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Mẹ cũng đừng quên vệ sinh vùng kín nhẹ nhàng, sạch sẽ và thay đồ lót thường xuyên để phòng ngừa mắc bệnh nhé!
Dấu hiệu nhau bong non
Nhau bong non là tình trạng thai nhi bị tách một phần hoặc tách hoàn toàn ra khỏi vị trí làm tổ trên thành tử cung sớm hơn so với thời gian dự kiến sinh. Nguyên nhân khiến nhau bong non thường là do bụng bầu bị va chạm bởi tác động ngoại lực hoặc do mẹ lạm dụng chất kích thích, thai phụ ngoài 40 tuổi.
Các chuyên gia sản khoa cho biết, dấu hiệu nhận biết nhau bong non là mẹ bầu bị chảy máu âm đạo kèm theo đau bụng dữ dội. Tình trạng này không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến sinh non, đe dọa sự an toàn của cả mẹ và con. Vì vậy, mẹ bầu hãy chú ý đi khám khi thấy dấu hiệu bất thường càng sớm càng tốt.
Nguy cơ nhau tiền đạo
Nhau tiền đạo là một trong những nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai 26 tuần bị ra máu mà mẹ cũng cần lưu ý. Đây là tình trạng nhau thai nằm thấp xuống vòng eo của tử cung, gây cản trở đường chào đời của thai nhi. Khi bánh nhau và tử cung tách rời, tình trạng xuất huyết sẽ xảy ra.
Tuy hiện tượng chảy máu có thể tự khỏi sau vài ngày nhưng vẫn có nguy cơ tái lại rất cao. Vì vậy, thai phụ bị chẩn đoán là nhau tiền đạo cần được theo dõi sát sao, nghỉ ngơi nhiều và hạn chế vận động. Hơn nữa, sản phụ bị nhau tiền đạo cũng cần sinh mổ thay vì sinh thường để giảm thiểu rủi ro cho cả mẹ và bé. Nếu mẹ bị ở mức độ nghiêm trọng thậm chí có thể phải chấm dứt thai kỳ sớm hơn dự kiến sinh.
Tử cung có vấn đề, nguy cơ cao bị vỡ
Mọi vấn đề bất thường ở tử cung được xem là nguyên nhân phổ biến khiến mẹ mang thai 26 tuần bị ra máu. Trong đó gồm có:
- Polyp cổ tử cung:
- Tình trạng này xảy ra khi niêm mạc cổ tử cung phát triển quá mức và gây chảy máu sau khi quan hệ tình dục hoặc khám phụ khoa.
- Cổ tử cung yếu và mở sớm
- , dẫn đến hậu quả là sinh non. Tình trạng này xảy ra phổ biến ở nữ giới từng mang thai nhiều lần, có tiền sử sinh non hoặc can thiệp thủ thuật trên cổ tử cung.
- Sưng viêm hoặc nhiễm trùng cổ tử cung.
- Vỡ tử cung: Đây là nguyên nhân nguy hiểm nhất khiến bà bầu mang thai 26 tuần bị ra máu. hậu quả gây ra có thể cướp đi tính mạng của cả sản phụ và thai nhi. Nếu thấy bị xuất huyết âm đạo nhiều và kèm hiện tượng đau bụng dữ dội thì cần nhanh chóng đi khám để giảm thiểu rủi ro mẹ nhé.
Dấu hiệu sảy thai
Cuối cùng, sảy thai là nguyên nhân mà hầu hết phụ nữ mang thai 26 tuần bị ra máu đều nghĩ đến đầu tiên. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, trường hợp chảy máu do sảy thai thường chỉ xảy ra trong giai đoạn trước tuần 20 của thai kỳ. Sau giai đoạn này, khả năng sảy thai xảy ra sẽ ít hơn nhưng mẹ bầu cũng không nên chủ quan.
Ngoài hiện tượng xuất huyết âm đạo, mẹ có nguy cơ bị sảy thai còn gặp các triệu chứng khác như đau lưng, đau bụng dữ dội. Mẹ bầu hãy nhanh chóng đến bệnh viện càng sớm càng tốt để kiểm tra và được xử lý kịp thời nhất.
Mang thai 26 tuần bị ra máu có nguy hiểm không?
Thông qua những lý do khiến mẹ mang thai 26 tuần bị ra máu mà Monkey đã nêu ở trên có thể thấy, tình trạng này xảy ra rất nguy hiểm. Đó là dấu hiệu cho thấy sức khỏe thai phụ đang có vấn đề hoặc thai kỳ đang phải đối mặt với nhiều nguy hiểm như: sảy thai, sinh non.
Nguy hiểm nhất là các trường hợp mẹ bị ra máu do sảy thai, nhau bong non và vỡ tử cung. Nếu không được xử lý kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và bé. Để đảm bảo mức độ an toàn cao nhất, mẹ bầu hãy chú ý theo dõi sức khỏe và hãy khẩn trương đi khám khi thấy các dấu hiệu dưới đây:
- Chảy máu âm đạo nhiều, máu màu đỏ sẫm, vón cục hoặc như bã cà phê.
- Máu và dịch âm đạo có mùi hôi khó chịu.
- Hiện tượng ra máu kèm đau bụng, đau lưng dữ dội, đau theo từng cơn.
- Mẹ bị sốt cao, nôn mửa quá mức.
- Đầu óc choáng váng, đầu đau dữ dội, ngất xỉu.
Mẹ bị ra máu khi mang thai tháng thứ 6 cần phải làm gì?
Ra máu khi mang thai 26 tuần là biểu hiện của những bất thường sức khỏe. Dưới đây là những điều mẹ bầu cần làm khi bị ra máu được chuyên gia hướng dẫn như sau:
- Theo dõi đặc điểm, lượng máu chảy ra hàng ngày bằng cách sử dụng băng vệ sinh.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ
- Kiêng quan hệ tình dục
- Đi bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt
- Nghỉ ngơi và tránh vận động mạnh
- Giữ bình tĩnh để tinh thần được thoải mái, lo lắng càng khiến tử cung bị co thắt.
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe, tốt cho thai nhi.
Nhìn chung, mẹ mang thai 26 tuần bị ra máu nhưng không đau bụng đang phải đối mặt với rất nhiều nguy hiểm. Mẹ bầu hãy chú ý chăm sóc sức khỏe thật tốt và đi khám kịp thời để giảm thiểu nguy cơ rủi ro có thể xảy ra nhé.
❓ Hỏi bác sĩ miễn phí từ xa, click hỏi ngay!
Phải đi khám ngay chứ đừng đoán mò nha