Mang thai 3 tháng đầu có được nằm võng không? Vì sao?
Một số mẹ bầu có sở thích nằm võng ngủ bởi nó mang lại cảm giác thư thái. Thế nhưng, liệu phụ nữ mang thai 3 tháng đầu có được nằm võng không? Vì sao? Dưới đây chính là câu trả lời.
Lợi ích của việc nằm võng đối với các mẹ bầu
Trước khi tìm hiểu liệu mang thai 3 tháng đầu có được nằm võng không, ta cần điểm qua các lợi ích của việc nằm võng.
Cử động lắc lư của võng gợi nhớ đến cảm giác trong bụng mẹ, giúp thư giãn, giảm căng thẳng trong quá trình mang thai. Vì thế nằm võng giúp các mẹ bầu dễ đi vào giấc ngủ, đồng thời giảm đau lưng đáng kể.
Để thoải mái hơn khi nằm võng, mẹ nên điều chỉnh độ cong của võng cho phù hợp. Bởi võng quá trũng sâu sẽ khiến trọng tâm bị dồn vào bụng và gây khó chịu.
Mang thai 3 tháng đầu có được nằm võng không?
Mặc dù mang đến cảm giác thư giãn cho mẹ bầu, các chuyên gia y tế lại không khuyến khích mẹ bầu nằm võng trong 3 tháng đầu thai kỳ . Tốt nhất, mẹ chỉ nên nằm võng cho một giấc ngủ trưa ngắn (tối đa khoảng 20-30 phút/ngày) để tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Các rủi ro khi nằm võng mà mẹ cần biết
Bị suy hô hấp
Khi nằm võng, cơ thể mẹ bầu sẽ bị bó hẹp trong tư thế đầu và chân nằm ở vị trí cao hơn, gây sức ép cho ngực và bụng. Tư thế này làm cản trở hoạt động của hệ hô hấp, có thể gây khó thở cho mẹ bầu.
Thêm vào đó, tư thế đầu nằm cao hơn cũng sẽ gây khó khăn quá trình lưu thông máu và oxy lên não, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mẹ bầu và cả thai nhi.
Gây chèn ép lên thai nhi
Mang thai 3 tháng đầu có được nằm võng không? Không nên, vì việc mẹ bầu nằm võng ở tư thế gập người trong thời gian dài có thể tăng áp lực lên tử cung, chèn ép thai nhi và gây ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé. Đặc biệt là trong tam cá nguyệt đầu tiên, thai nhi lúc này còn chưa ổn định và rất yếu ớt nên rất dễ bị tổn thương trước những tác động từ phía bên ngoài.
Ảnh hưởng đến cột sống
Trong quá trình mang thai, một lượng canxi trong xương của mẹ sẽ được dùng để nuôi dưỡng xương cho em bé. Trong thời gian này, nếu mẹ không chú ý bổ sung canxi đầy đủ, mà lại còn có thói quen nằm võng khiến xương bị gò ép trong nhiều giờ thì sẽ dễ gây ra vấn đề liên quan đến cột sống như: đau dây thần kinh cột sống, gai cột sống, đau lưng , thoát vị đĩa đệm…
Nguy cơ bị ngã
Có nhiều nguyên nhân mà phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu không được nằm võng, bao gồm nguy cơ gây té ngã. Trong khi nằm võng, tư thế đầu ở cao hơn tim sẽ khiến quá trình vận chuyển máu lên não trở nên khó khăn hơn. Thiếu oxy lên não sẽ dẫn đến chóng mặt, choáng váng và tê bì chân tay, dẫn đến việc mẹ sẽ dễ bị ngã do chóng mặt khi đứng dậy khỏi võng.
Thêm vào đó, nếu mẹ không chú ý chọn loại võng phù hợp, có dây buộc chắc chắn và chuyển động nhẹ nhàng thì cũng dẫn đến nguy cơ mẹ bị rơi khỏi võng, gây ra tình trạng rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Mẹ bầu nên nằm ngủ ở tư thế nào?
Không chỉ nên quan tâm việc mang thai 3 tháng đầu có được nằm võng không, mà mẹ cần biết các tư thế ngủ phù hợp trong thai kỳ. Tư thế nằm nghiêng sang một bên được các chuyên gia khuyến khích, vì nó giúp mẹ thoải mái và cải thiện lưu thông máu. Mẹ cũng có thể cong đầu gối lên, đặt một chiếc gối giữa hai chân và một chiếc gối dưới bụng để giúp dễ ngủ hơn.
Đặc biệt, mẹ nên hạn chế ngủ ở tư thế ngửa mặt. Bởi vì khi thai nhi trở nên lớn hơn, việc ngủ ngửa làm cho trọng lượng của tử cung đè lên động mạch chủ và tĩnh mạch, khiến tim khó bơm máu cho mẹ và thai nhi hơn.
Mẹo giúp mẹ bầu 3 tháng đầu dễ ngủ hơn
Sau khi đã biết được mang thai 3 tháng đầu có được nằm võng không, mẹ cũng đã nhận thấy những tác động khôn lường của tư thế ngủ này. Thay vào đó, mẹ hãy áp dụng các mẹo dưới đây để dễ ngủ hơn mà không cần dùng võng:
- Chọn tư thế ngủ phù hợp và thoải mái. Bất kể là nằm nghiêng hay ngủ ngồi, mẹ hay lựa chọn một tư thế ngủ mà mẹ cảm thấy thoải mái nhất, không gây ra khó chịu cho cả mẹ và bé để vỗ giấc hiệu quả.
- Thường xuyên vận động nhẹ nhàng. Việc tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, thiền sẽ giúp xương khớp của mẹ được thư giãn, tăng độ dẻo dai, khả năng lưu thông máu và giảm căng thẳng tinh thần, giúp mẹ bầu ngủ ngon và sâu hơn.
- Uống đủ nước. Mẹ bầu nên cố gắng uống 2,5-3 lít nước mỗi ngày, không chỉ giúp thanh lọc cơ thể còn thúc đẩy các hoạt động trao đổi chất, tạo điều kiện để cơ thể ngủ ngon hơn.
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Mẹ nên bổ sung đa dạng dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin B12 với tác dụng cải thiện căng thẳng, giúp mẹ dễ đi vào giấc ngủ hơn.
- Không nên ngủ trưa quá nhiều. Bên cạnh quan tâm vấn đề mang thai 3 tháng đầu có được nằm võng không, nhìn chung mẹ lưu ý chỉ nên ngủ ban ngày trong vòng 15-20 phút, đủ để mẹ tỉnh táo hơn và không bị khó ngủ vào buổi tối.
Hy vọng các thông tin trên đã giúp bạn biết được mang thai 3 tháng đầu có được nằm võng không. Các mẹ lưu ý chỉ nên nằm võng trong một thời gian ngắn trong ngày để tránh gây ra các biến chứng cho cả mẹ và bé nhé.
❓ Hỏi bác sĩ miễn phí từ xa, click hỏi ngay!