🔥 Bài đăng hot nhất

Mang thai 32 tuần bụng căng cứng có nguy hiểm không?

Mang thai 32 tuần bụng căng cứng có nguy hiểm không? Căng cứng bụng trong giai đoạn này có nguy hiểm? Bé có phát triển bình thường? Làm thế nào để khắc phục tình trạng căng cứng bụng khi mang thai 32 tuần? Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ bầu hiểu rõ hơn về tình trạng căng cứng bụng khi mang thai cũng như một số biện pháp khắc phục hiệu quả nhất.

Mang thai 32 tuần bụng căng cứng có nguy hiểm không?

Trong hầu hết các trường hợp, bụng căng cứng ở tuần thứ 32 đều không có gì đáng lo ngại hay quá nguy hiểm. Tuy nhiên, mẹ bầu không được chủ quan. Nếu gặp phải tình trạng bụng căng cứng cùng với một số dấu hiệu sau đây, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ hỗ trợ kịp thời:

  • Bụng căng cứng trong nhiều ngày.
  • Phân có máu, khó thở, đau bụng và nôn dữ dội, giảm cân không rõ nguyên nhân.
  • Các cơn co thắt xuất hiện mỗi 3 – 5 phút (đối với lần đầu mang thai) hoặc 5-7 phút (mang thai lần 2 trở đi) và kéo dài 45 đến 60 giây, lặp đi lặp lại trong khoảng 1 giờ.
  • Nếu gặp phải các vấn đề nghiêm trọng, bạn sẽ được bác sĩ khám để theo dõi tim thai và nhịp điệu của những cơn co thắt bất thường và có những biện pháp điều trị kịp thời.

Vì Sao Mang Thai 32 Tuần Bị Căng Cứng Bụng?

Sau đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng mang thai 32 tuần bụng căng cứng:

1. Áp lực lên tử cung

Thai ở tuần thứ 32 đã lớn hơn rất nhiều, kéo theo đó là áp lực tăng lên ở vùng tử cung. Những cơn gò được cảm nhận rõ ràng hơn đã làm bụng căng cứng.

2. Chuyển động của thai nhi

Thai nhi càng lớn, mẹ bầu càng gặp các cơn gò cứng bụng nhiều hơn mỗi lúc em bé đạp hoặc xoay người trong bụng.

3. Táo bón khi mang thai

Các mẹ bầu thường chủ quan, không để ý đến tình trạng táo bón khi mang thai. Tuy nhiên, nó không chỉ khiến bụng căng cứng mà còn tích tụ chất độc trong cơ thể. Thậm chí, ở tuần thai thứ 32 và càng về cuối, táo bón khi mang thai còn tăng nguy cơ sinh non, sảy thai.

4. Mẹ bầu bị mất nước

Khi mang thai, mẹ bầu cần bổ sung một lượng nước lớn để cung cấp cho cả 2 mẹ và thai nhi. Nếu để bị mất nước sẽ gây ra các cơn gò làm căng cứng bụng.

5. Bàng quang đầy

Một số trường hợp, người mẹ chưa kịp đi tiểu khiến lượng nước tích trữ trong bàng quang đầy lên cũng có thể là nguyên nhân “kích hoạt” các cơn gò cứng bụng.

6. Xoa bụng bầu quá nhiều

Không ít mẹ bầu có thói quen xoa xoa lên bụng một cách vô thức do những khó chịu trên cơ thể khi mang thai. Hành động này lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ tạo ra các kích thích lên tử cung, dẫn đến các cơn gò.

7. Cảm xúc của mẹ bầu

Cảm xúc đột ngột thay đổi của mẹ bầu như vui, buồn, tức giận,... cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc mang thai 32 tuần bụng căng cứng.

8. Chuyển dạ

Trường hợp mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng đi kèm với những triệu chứng đau lưng dưới, thay đổi dịch âm đạo, chuột rút ở vùng bụng dưới,v.v.. thì phải nhanh chóng đến bệnh viện ngay. Đó có thể là dấu hiệu chuyển dạ, đặc biệt là với các mẹ có tiền sử sinh non, doạ sinh non.

Làm Thế Nào Để Khắc Phục Bụng Căng Cứng?

Mẹ bầu hãy tham khảo một số cách dưới đây để khắc phục tình trạng mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng:

  • Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
  • Bổ sung nước và các dưỡng chất đầy đủ hàng ngày.
  • Đi bộ, tập yoga hoặc các bài tập nhẹ nhàng đều đặn.
  • Giữ tâm trạng thoải mái, thư giãn, không lo lắng bà tránh các kích động mạnh.
  • Khám thai định kỳ theo yêu cầu của bác sĩ.
  • Hạn chế tiếp xúc với hóa chất như nhuộm tóc, sơn móng tay.
  • Không xoa bụng nhiều lần, giữ gìn tránh để bụng xảy ra va quệt.

Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp băn khoăn mang thai 32 tuần bụng căng cứng có nguy hiểm không.


(wtt)

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
835
3
4

Các mẹ bầu vào đọc nha, để biết nhiều tình hướng khi mang thai mà xử trí cho đúng nè

1 năm trước
Thích
Trả lời

bụng căng cứng nhiều ngày mới nguy hiểm, lúc này nên đi khám liền á mom

1 năm trước
Thích
Trả lời

Cám ơn bạn đã chia sẻ

1 năm trước
Thích
Trả lời

Hồi đó mấy tháng cuối mình hay bị gò lắm

1 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!