Hạt hướng dương không chỉ là món ăn vặt được nhiều người yêu thích mà còn dùng trong hỗn hợp hạt
... Xem thêmMang thai ngoài tử cung có giữ được không?
Mang thai ngoài tử cung là một hiện tượng rất nguy hiểm với mẹ bầu. Vậy thì khi bị thai ngoài tử cung phải làm sao, thai ngoài tử cung có giữ được không? Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để có đáp án.
1.Đôi nét về chửa thai ngoài tử cung
Theo dân gian, mang thai ngoài tử cung còn được gọi là chửa ngoài dạ con. Đây là tình trạng trứng thụ tinh làm tổ và phát triển ở ngoài tử cung. Hiểu nôm na là đây là hiện tượng phôi thai không làm tổ ở bên trong buồng tử cung mà nằm ở cổ tử cung, buồng trứng, ngoài ổ phúc mạc, trong ổ bụng,… Trong số những vị trí này, vòi tử cung là vị trí phổ biến và thường gặp nhất, chiếm hơn 95% trường hợp mang thai ngoài tử cung.
2.Thai ngoài tử cung thường được phát hiện vào lúc nào?
Thai ngoài tử cung thường được phát hiện trong khoảng từ tuần thứ 5 đến tuần thứ 10 của thai kỳ. Phần lớn người mẹ sẽ nhận thấy các triệu chứng sau khoảng 2 tuần trễ kinh.
3. Làm thế nào để biết có thai ngoài tử cung hay không?
Muốn biết có mang thai ngoài tử cung hay không, các mẹ bầu hãy áp dụng những cách sau:
Xét nghiệm beta HCG kết hợp siêu âm, xét nghiệm nước tiểu
Nếu nồng độ beta HCG trên 1500 mà siêu âm không thấy phôi thai nằm ở bên trong tử cung, điều này có nghĩa là chị em đã mang thai ngoài tử cung. Lúc này, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp và cách xử trí phù hợp và an toàn với từng chị em phụ nữ. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ khuyên chị em nên thực hiện siêu âm đầu dò để có thể quan sát rõ vị trí thai làm tổ ở đâu (cổ tử cung, vòi trứng…).
Xuất hiện dấu hiệu chậm kinh
Chậm kinh là triệu chứng điển hình của mang thai ngoài tử cung. Với những chị em có chu kỳ kinh nguyệt thất thường, không đều thì việc dự đoán chính xác ngày có kinh là rất khó. Do đó, nếu thấy chảy máu âm đạo bất thường trước chu kỳ kinh nguyệt, các chị em nên chú ý nhé.
Cảm thấy đau bụng dữ dội
Theo các chuyên gia, phôi thai làm tổ ở vị trí nào bên ngoài tử cung thì chị em sẽ thấy đau ở chỗ đó. Vì vậy, chị em phải chú ý đặc biệt tới những vị trí đau bụng. Ngoài chỗ thai làm tổ, chị em cũng sẽ cảm thấy đau bụng dưới hoặc đau bụng kèm theo mót rặn. Thông thường, đau bụng dữ dội thường không xuất hiện sớm, mà khi thai phát triển lớn hơn, đặc biệt là khi thai vỡ. Lúc này, chị em sẽ cảm thấy đau bụng dữ dội, choáng ngất
Chảy máu âm đạo bất thường
Những bất thường về chu kỳ kinh nguyệt, màu sắc, độ loãng đặc của máu kinh,… cũng ngầm cảnh báo về triệu chứng mang thai ngoài tử cung. Do đó, khi thấy những dấu hiệu này, các mẹ bầu nên chú ý nhé.
Những dấu hiệu khác
Khi thai ngoài tử cung bị vỡ, các mẹ bầu sẽ bị choáng váng, toát mồ hôi, đau bụng dữ dội và hoa mắt, chóng mặt. Trong những trường hợp nặng hơn, mẹ bầu có thể bị ngất.
4.Mang thai ngoài tử cung có giữ được không?
Mang thai ngoài tử cung có giữ được không là thắc mắc chung của rất nhiều mẹ bầu. Theo các chuyên gia thai ngoài tử cung thường làm tổ ở vòi trứng (95 – 98%), buồng trứng (0,7 – 1%), cổ tử cung (0,5 – 1%), thậm chí ổ bụng… Đây không phải là môi trường thuận lợi cho phôi thai phát triển, do vậy khi thai phát triển lớn, có thể gây vỡ, xuất huyết ổ bụng, khiến mẹ bầu mất khả năng sinh sản ở những lần tiếp theo, thậm chí là nguy hiểm tới tính mạng cho người mẹ. Thêm vào đó, thai ngoài tử cung không thể tự di chuyển hoặc được di chuyển tới tử cung. Chính vì thế, thai ngoài tử cung không thể giữ được, mà cần loại bỏ càng sớm càng tốt để bảo vệ người mẹ.
5. Nên làm gì khi có triệu chứng thai ngoài tử cung?
Hãy đi khám ngay lập tức, hoặc nhập viện ngay! Nếu ống dẫn trứng đã vỡ, bạn sẽ được đưa thẳng đến phòng mổ. Nhưng trong hầu hết trường hợp, thai ngoài tử cung thường được nhận biết đủ sớm để tiến hành kiểm tra cẩn thận rồi mới phẫu thuật.
Bạn có thể được chỉ định siêu âm ngả âm đạo để xác định vị trí thai bám. Nếu siêu âm vẫn chưa xác định được, bạn có thể được hẹn siêu âm lại sau vài ngày. Bạn cũng được thử thai để xác định có thai và đo nồng độ hCG trong máu. Nồng độ hCG thấp hơn bình thường có thể là dấu hiệu của thai ngoài tử cung. Có thể bác sĩ sẽ cần thực hiện thêm vài xét nghiệm khác để kiểm tra nồng độ hormone thai kỳ của bạn nữa.
Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn mang thai ngoài tử cung nhưng hình ảnh siêu âm không cho thấy vị trí thai bám, bác sĩ có thể chỉ định nội soi vòi trứng qua một vết cắt nhỏ trên thành bụng để tìm vị trí thai chính xác.
Vấn đề "mang thai ngoài tử cung có giữ được không?" là câu hỏi của rất nhiều bà bầu khi phát hiện mình rơi vào tình trạng trên. Mặc dù rất buồn và tiếc nhưng mẹ bầu cần mạnh mẽ, bảo vệ chính mình để đón thiên thần nhỏ trở lại lần nữa nhé.
mang thai ngoài tử cung là chắc chắn không giữ được thai nhe, nếu có thì cũng nguy hiểm đến người mẹ nên không nên đâu
thai ngoài tử cung khó giữ lắm, vì thai không được nuôi dưỡng nên sẽ bị đào thải ra khỏi cơ thể thôi
mình thấy cũng nhiều trường hợp này, hầu như ko ai giữu dc
mang thai ngoài tử cung ko giữ dc đâu
Các mẹ nào mới mang thai thì nên đi kiểm tra sớm nhé, đừng vui mừng và chủ quan. Hãy kiểm tra ngay khi phát hiện có thai.
Thai ngoài tử cung có hiện tượng đau bụng lâm râm, ra ít huyết màu thâm đen hơi loãng không đông. thử que lên 2 vạch mà đi siêu âm không thấy thai vào buồng tử cung. Mình đã từng bị như thế khi trễ kinh 3 ngày thử que và đi siêu âm không thấy, cứ 3 ngày đi siêu âm 1 lần, trễ kinh đến ngày thứ 15 thì đau bụng dữ dội, đi khám bác sĩ nói thai ngoài rồi.