Hạt hướng dương không chỉ là món ăn vặt được nhiều người yêu thích mà còn dùng trong hỗn hợp hạt
... Xem thêmMẹ bầu cần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần bao nhiêu?
Bệnh tiểu đường là một trong những vấn đề sức khỏe đáng lo ngại đối với thai phụ và sự phát triển của thai nhi. Chính vì vậy, xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là một trong những loại xét nghiệm cơ bản và không thể thiếu trong thời gian mang thai. Trong đó, một vấn đề mà rất nhiều chị em thắc mắc là nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần bao nhiêu và cần phải chú ý những gì để phòng ngừa bệnh?
1. Mẹ bầu cần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần bao nhiêu?
1.1. Vì sao cần thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?
Như chúng ta đã biết, hormone nhau thai có tác dụng kích thích sự phát triển của thai nhi. Khi lượng hormone này quá nhiều sẽ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở thai phụ. Vì thế mẹ bầu cần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ để phòng tránh một số biến chứng nguy hiểm mà bệnh tiểu đường có thể gây ra với cả mẹ và thai nhi:
- Đối với thai phụ: Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất mà bệnh tiểu đường thai kỳ có thể gây ra đó là nguy cơ tiền sản giật, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mẹ, thậm chí có thể gây tử vong.
Hơn nữa, khi bị tiểu đường thai kỳ, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên sinh mổ. Phương pháp mổ lấy thai cũng giống như những loại phẫu thuật khác, sẽ có tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro nhất định đối với cả thai nhi và mẹ bầu.
Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe hiện tại mà tình trạng tiểu đường thai kỳ còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ trong tương lai. Sau khi sinh con, người mẹ sẽ có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 và gây ra những ảnh hưởng sức khỏe nhất định. Đó là lý do, những trường hợp bị tiểu đường trong thời gian mang thai vẫn nên đi xét nghiệm tiểu đường sau khi sinh con.
- Đối với thai nhi: Tình trạng tiểu đường thai kỳ không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp với mẹ bầu mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển và sức khỏe của thai nhi. Cụ thể là:
+ Khi mẹ bị tiểu đường thai kỳ, thai có nguy cơ phát triển to hơn bình thường và trẻ tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở trẻ trong tương lai.
+ Có nguy cơ sinh non hoặc lưu thai.
+ Trẻ có nguy cơ dị tật bẩm sinh cao hơn.
+ Trẻ có thể bị suy hô hấp hoặc hạ đường huyết.
1.2. Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần bao nhiêu?
Tầm quan trọng của việc thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là vấn đề không ai có thể phủ nhận. Phương pháp thường được áp dụng đó là dung nạp glucose. Tuy nhiên, một thắc mắc được đặt ra là nên thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần bao nhiêu? Theo các bác sĩ, thời điểm vàng để thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là từ tuần thứ 24 đến tuần thứ 28 của thai kỳ.
Bên cạnh đó, những trường hợp có nguy cơ cao như người thừa cân béo phì, có tiền sử bị tiểu đường thì có thể đi khám sớm hơn. Đặc biệt, nếu mẹ bầu gặp phải một số triệu chứng như khát nước nhiều hơn, đi tiểu nhiều hơn, vùng kín bị ngứa ngáy khó chịu, bị nấm men, các vết xước khó lành hay sụt cân không rõ nguyên nhân thì cũng nên thực hiện xét nghiệm sớm.
2. Chủ động phòng ngừa tiểu đường thai kỳ bằng cách nào?
Mẹ bầu có thể tham khảo và áp dụng những phương pháp phòng ngừa tiểu đường thai kỳ dưới đây:
- Nên giảm cân trước khi mang thai và kiểm soát tình trạng tăng cân trong quá trình mang thai:
+ Trước khi mang thai, chị em nên giảm cân, đưa cân nặng về mức hợp lý. Điều này không chỉ giúp phòng tránh bệnh tiểu đường mà còn có thể phòng tránh nhiều bệnh lý về tim mạch.
+ Kiểm soát tăng cân trong quá trình mang thai: Khi mang thai, người phụ nữ chỉ nên tăng từ 10 đến 12 kg. Cần loại bỏ quan điểm “ăn cho hai người” dẫn đến tình trạng tăng cân quá nhiều.
Nên áp dụng chế độ ăn khoa học
Trong quá trình mang thai, người phụ nữ cần được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, mẹ cần lựa chọn những thực phẩm lành mạnh, có nguồn gốc rõ ràng và cẩn bổ sung cân bằng 4 loại dưỡng chất thiết yếu. Mẹ bầu nên ưu tiên các loại trái cây và rau xanh. Bên cạnh đó, mẹ cũng đừng quên bổ sung sắt, canxi, axit folic trong suốt thai kỳ.
- Chế độ vận động, nghỉ ngơi hợp lý
Mẹ bầu cần được nghỉ ngơi hợp lý, không nên làm việc quá sức nhưng cần vận động khoa học để có một thai kỳ khỏe mạnh. Tập luyện những bài tập phù hợp với thể trạng cũng chính là một cách rèn luyện sức khỏe rất tốt, giúp mẹ bầu sinh con dễ dàng hơn. Hơn nữa, vận động cũng là cách giúp mẹ bầu tiêu thụ lượng đường được nạp vào cơ thể, từ đó giúp kiểm soát glucose, giảm sự đề kháng của insulin và giảm nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.
- Khám thai định kỳ
Đây là vấn đề vô cùng quan trọng trong quá trình mang thai. Qua những buổi khám thai định kỳ, các bác sĩ sẽ tư vấn giúp mẹ biết cách điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, phòng tránh bệnh tiểu đường hiệu quả. Đồng thời thăm khám thai định kỳ cũng giúp phát hiện sớm một số bất thường của mẹ và thai nhi, từ đó điều trị kịp thời và hiệu quả.
Hi vọng qua những thông tin trên, bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần bao nhiêu và lựa chọn các phương pháp phòng ngừa bệnh
Cám ơn mọi người đã quan tâm bài viết
Nhiều người sợ uống nước đường trước khi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ lắm nè
Đợt mình ko có làm cái này trvia vẩn ổn
Chia sẻ hay quá c ơi