Hạt hướng dương không chỉ là món ăn vặt được nhiều người yêu thích mà còn dùng trong hỗn hợp hạt
... Xem thêmMẹ bầu nên ăn gì để vào con không vào mẹ?
Mẹ bầu nên ăn gì để vào con không vào mẹ? Đây, em chia sẻ lại bí kíp để dưỡng chất vào con, mà mẹ không tăng cân quá nhiều để các mẹ tham khảo nha!
1. Những món bổ dưỡng cho thai nhi nhưng không khiến mẹ béo phì
Các mẹ cần có chế độ ăn uống khoa học để đáp ứng đủ tiêu chuẩn 1 ngày: phải ăn đủ 3 bữa chính kèm sữa tươi, trái cây, rau củ quả và không quên uống thuốc bổ sung (sắt, canxi, axit folic, vitamin theo chỉ dẫn bác sĩ).
Cụ thể các đồ ăn trong ngày cho bà bầu như sau:
- Tinh bột: Ngày ăn 2-3 bát cơm, buổi sáng thì thường ăn bánh mì hoặc khoai lang, yến mạch hoặc gạo lức thôi. Các mẹ bầu nhớ đừng ưu tiên ăn quá nhiều tinh bột, chỉ béo mẹ thôi.
- Thịt: Muốn đủ sắt và con tăng cân đều thì nên ăn thịt bò. Ngoài ra, ăn thêm thịt lợn, thịt gà. Chị em cũng đừng bỏ qua hải sản như ngao, cua, ghẹ, trai, ốc hến, trùng trục, ghẹ vv… vì chúng rất giàu canxi. Hoặc ăn thêm loại cá nhỏ ăn được cả xương hay tôm nhỏ ăn cả vỏ rất tốt cho não thai nhi. Nên ăn luân phiên trong tuần mỗi món 2-3 bữa.
- Cá: mỗi tuần 2-3 bữa, có thể kho, hấp, luộc, nướng, nấu canh, hoặc nấu cháo. Có thể ăn đa dạng các loại cá: cá chép, trôi, rô phi, cá hồi,… Cá là nguồn thực phẩm rất giàu Omega 3 (hay còn gọi là DHA), một axit béo rất tốt cho não bộ của bé, tăng cường trí thông minh, đồng thời giúp mẹ giảm nguy cơ về dị ứng thức ăn và bệnh eczema cho bé.
- Rau: Trong thực đơn chỉ vào con chứ không vào mẹ không thể nào thiếu rau xanh. Mẹ nên ăn những loại rau có màu đậm bởi chúng có chứa axit folic rất tốt cho sự phát triển trí não và hệ thần kinh của thai nhi. Nhưng không vì thế mà ta bỏ qua những loại rau củ quả màu đỏ, vàng, tím. Ăn đa dạng luân phiên trong tuần.
- Hoa quả: Ăn nhiều hoa quả chứa chất xơ và vitamin C rất tốt cho hệ tiêu hóa, tránh nguy cơ bị táo bón, trĩ, và tăng cường hệ miễn dịch cho bé và cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết cho bé. Có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành các loại nước ép, sinh tố dùng trong các chính và bữa phụ cũng rất tốt như: nước ép cam (mỗi ngày nên uống 1 cốc), chanh leo, dâu tây, bơ, nước mía, nước dừa, nước ép rau xanh (rau bina, rau má,…)và rất nhiều loại sinh tố khác…
- Trứng: Trứng gà ta rất bổ cho bà bầu nhưng các mẹ cũng không nên ăn nhiều quá nhé. 1 tuần 3-4 quả là đủ.
- Uống 2-3 ly sữa tươi/ngày sau bữa ăn chính 2 tiếng (tương đương 1 lít sữa tươi, loại không đường để phòng ngừa nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ)
2. Nguyên tắc để chất bổ vào con chứ không vào mẹ
Giai đoạn 1 (3 tháng đầu)
Ở những tháng đầu thai kỳ, các bà mẹ không cần nhiều năng lượng. Tuy nhiên, mẹ vẫn phải đảm bảo đủ chất đạm và những vi chất thiết yếu, đặc biệt là axit folic, sắt, kẽm… Trong đó, axit folic cần đảm bảo đủ dự phòng dị tật ống thần kinh và phân chia hình thành tổ chức tế bào thai nhi.
Mẹ nên bổ sung trứng, sữa, ngũ cốc nguyên cám và các loại rau xanh có màu đậm như rau bina, rau muống, súp lơ xanh…
Giai đoạn 2 (3 tháng giữa)
Từ tháng thứ 3-6, bé hình thành đủ các bộ phận trong cơ thể. Đây là thời gian để phát triển hệ thần kinh và các cơ quan xúc giác, thị giác, thính giác.
Để tốt cho con, mẹ nên ăn nhiều thức ăn có canxi và sắt. Mẹ vẫn uống thuốc bổ hoặc vitamin tổng hợp để phát triển thai nhi, ăn thực phẩm đa dạng nhưng hạn chế tinh bột và đồ ngọt. Các mẹ uống sữa bầu nên hạn chế loại quá ngọt khiến tăng cân nhanh.
Giai đoạn 3 (3 tháng cuối)
Từ tháng thứ 6-9, thai nhi phát triển về da thịt. Giai đoạn này, bé sẽ tăng cân nhiều nhất, các mẹ hãy bắt đầu ăn nhiều tinh bột và uống sữa. Mẹ có thể ăn 2 bát cơm/ngày và uống 2-3 ly sữa. Ngoài ra, mẹ nên uống nhiều nước, ăn hoa quả sẽ hạn chế nguy cơ bị phù chân tay và biến dạng mặt.
Theo kinh nghiệm dân gian, ăn nhiều trứng vịt lộn và lươn có nhiều chất để giúp bé có thể phát triển chỉ số cân nặng.
Đừng quên duy trì những thói quen giúp kiểm soát cân nặng!
Bên cạnh việc hình thành chế độ ăn uống thông minh và khoa học để Bé có thể hấp thụ hiệu quả các dưỡng chất từ Mẹ bầu, các Mẹ cũng đừng quên hình thành và duy trì các thói quen tốt như:
- Ăn chậm nhai kỹ, hạn chế ăn vặt.
- Chia 3 bữa chính hằng ngày thành 5-6 bữa nhỏ.
- Không gấp đôi khẩu phần ăn thông thường.
- Vận động nhẹ nhàng.
Ngoài việc giúp Mẹ hấp thụ dưỡng chất tốt hơn, các thói quen này sẽ giúp Mẹ bầu dễ dàng kiểm soát được cân nặng, tránh tăng cân quá nhiều và quá nhanh – vì việc này vừa không tốt cho sức khỏe, lại làm cơ thể Mẹ không phản ứng kịp khiến da giãn quá nhanh gây mất khả năng đàn hồi, dẫn đến rạn da, chảy xệ sau sinh.
Mẹ bầu nên ăn gì để vào con không vào mẹ? Hi vọng bài viết hữu ích để mẹ bầu tham khảo.
các mẹ áp dụng nhé
Mình tăng 13kg, mà con có 2,7kg thui, may con ra trộm vía ăn tốt nên cũng ú ú
mình cũng vào con là chủ yếu mẹ vào ít à, cả thai kì tăng 8kg
thông tin rất chi tiết luôn nè, cám ơn bạn nhé
Mình cũng ăn như thế mà đi sinh đã lên 15kg bé 3,2kg
lúc mang thai mình cũng hay tìm kiếm mấy bài viết ăn gì để vào con không vào mẹ lăm nè
Ăn đủ chất là được nha các mẹ, ăn nhiều thì chỉ có vào mẹ thôi