🔥 Bài đăng hot nhất

Nước mía có tác dụng gì?

Nước mía là một trong những loại thức uống giải khát phổ biến và tương đối quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Hãy cùng khám phá nước mía có tác dụng gì đối với sức khỏe nhé!

Giá trị dinh dưỡng của nước mía

Mía chứa các hóa chất thực vật như axit phenolic, sterol, flavonoid, terpenoid glycoside, policosanol. Trong nước mía còn có các khoáng chất như kali, phốt pho, magie, canxi, sắt và các vitamin A, B, E. 100ml nước mía chứa 39 calo và 9g carbohydrate.

Mía có đặc tính sát trùng, làm mát, giảm viêm, giảm đau, lợi tiểu, tăng cường sức khỏe gan, giảm mức cholesterol, nhuận tràng.

Nước mía có tác dụng gì?

Chống lại ung thư: Ung thư có thể là kết quả của tổn thương do các gốc tự do trong cơ thể gây ra. Nước mía chứa lượng lớn canxi, sắt, kali, magie, mangan và chất chống oxy hóa. Uống nước mía có thể cung cấp đủ chất chống oxy hóa và khoáng chất để loại bỏ các gốc tự do khỏi cơ thể, chống lại ung thư, đặc biệt là ung thư da, vú và tuyến tiền liệt.

Hỗ trợ sức khỏe thai kỳ: Nước mía cung cấp các dưỡng chất thiết yếu như axit folic, vitamin B phức hợp, chất chống oxy hóa và canxi, rất tốt cho phụ nữ mang thai.

Hỗ trợ điều trị táo bón: Nước mía có đặc tính nhuận tràng, hỗ trợ nhu động ruột khỏe mạnh, giúp hệ tiêu hóa hoạt động bình thường và giảm bớt các vấn đề về dạ dày.

Tốt cho gan: Uống nước mía có thể làm mát dạ dày và giảm bệnh vàng da. Ngoài ra, nước mía còn điều chỉnh nồng độ bilirubin trong gan, giảm áp lực và tăng cường chức năng của gan.

Tăng cường chức năng thận: Nước mía có đặc tính lợi tiểu, làm sạch và thông đường tiết niệu. Uống nước mía có thể giảm cảm giác nóng rát liên quan đến nhiễm trùng đường tiết niệu.

Ngoài ra, mía chứa canxi, magie và sắt tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể, chống lại các bệnh nhiễm trùng do virus, vi khuẩn.

Khi dùng nước mía cần lưu ý những gì?

Vì trong nước mía chứa một hàm lượng đường khá lớn nên nếu không biết bảo quản đúng cách hoặc để quá lâu ở ngoài sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Ngoài ra vì mía có công dụng giải khát cao, tính hàn nên những người hay bị đầy bụng đi phân lỏng, tỳ vị hư yếu và bệnh nhân bị tiểu đường không nên lạm dụng thức uống nào. Nếu dùng thường xuyên sẽ dẫn béo phì và thừa năng lượng.

Khi chế biến mía, bạn nên lựa chọn mía sạch, sau khi ép xong nên dùng ngay và nếu chưa dùng thì phải bảo quản trong hộp/lọ kín, cất vào ngăn mắt tủ lạnh không quá 1 buổi để tránh làm giảm chất lượng của nước mía.

Bài viết trên đây là những chia sẻ về nội dung “Nước mía có tác dụng gì?" đối với sức khỏe. Có thể nói nước mía rất tốt cho sức khỏe con người, không những có vị ngọt, tính mát mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết. Hi vọng thông tin trên hữu ích để bạn tham khảo.

Nước mía có tác dụng gì?
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
12
6
10

Nước mía cũng nhiều công dụng đó chứ

1 tuần trước
Thích
Trả lời

nước mía tốt nhưng uống nhiều thì ko tốt

3 tuần trước
Thích
Trả lời

nước mía có nhiều tác dụng hay quá

1 tháng trước
Thích
Trả lời

nước mía uống vừa đủ thôi nhé các mẹ ơi, uống nhiều quá sợ bị tiểu đường thai kỳ đó

1 tháng trước
Thích
Trả lời

Nước mía uống chừng mực vì dễ bị tiểu đường

1 tháng trước
Thích
Trả lời

Nước mía có nhiều công dụng với sk nhưng đừng dùng nhiều

1 tháng trước
Thích
Trả lời

mỗi lần thiếu đường uống 1 ly vô nó đã

1 tháng trước
Thích
Trả lời

uống nước mía nhiều có bị tămg cân ko ạ

1 tháng trước
Thích
Trả lời

Ngày hè có cốc nước mía thơm mùi tắc là tuyệt

1 tháng trước
Thích
Trả lời

nước mía tốt nhưng ai bị đường cao thì nên hạn chế nhé

1 tháng trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!