🔥 Bài đăng hot nhất

Phôi thai là gì?

Thai nhi phát triển là cả một quá trình phức tạp qua rất nhiều giai đoạn khác nhau. Bắt đầu một tế bào trứng được thụ tinh sau đó phát triển thành phôi nang, phôi thai và bào thai.

Phôi thai là giai đoạn quan trọng sơ khai để bắt đầu hình thành nên một cơ thể thai nhi đầy đủ. Trước khi trở thành một phôi thai, nó là một hợp tử (phôi nang) có chứa các tế bào lỏng lẻo đang phân chia nhanh chóng và di chuyển từ ống dẫn trứng đến tử cung.

Khi phôi thai bám vào thành tử cung và phát triển đến mức nào đó thì được gọi là phôi thai. Tiếp theo chuyển sang giai đoạn cấy phôi thai bám vào thành tử cung. Mặc dù bám vào thành tử cung như hệ miễn dịch của mẹ có thể loại bỏ nó vào “ngoại lai” và tấn công nó. Đây cũng là lý do nhiều mẹ thụ thai thành công nhưng vẫn chưa có em bé.

Có thể mẹ bầu chưa biết, ở tuần thứ 4 trở đi của thai kỳ, lúc này thai nhi sẽ bắt đầu di chuyển về phía tử cung, cùng với đó là đi vào quá trình làm tổ trong cơ thể mẹ. Đồng nghĩa, thời điểm này khi thực hiện siêu âm sẽ đem lại hiệu quả giúp mẹ bầu nhìn thấy phôi thai và cần thời gian từ 5 đến 6 tuần, phôi thai mới thực sự hiện diện trong tử cung của người mẹ. Để bắt đầu quá trình hình thành và phát triển thai nhi. Thời điểm này, phôi thai được hình thành có kích thước nhỏ như hạt vừng.

Phôi thai xuất hiện ở tuần thứ 5 hay chưa còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, quan trọng là tình trạng sức khoẻ của bà bầu. Thực chất, rất nhiều mẹ bầu siêu âm từ tuần thứ 4 đến thứ 5 thì cơ thể đã hình thành phôi thai trong bụng. Tuy nhiên, cũng có không ít mẹ bầu tháng thứ 4 và thứ 5, phôi thai chưa xuất hiện.

Nhưng mẹ bầu không nên quá lo lắng nếu như tuần thứ 5 siêu âm vẫn chưa có tim thai. Bởi vì, đây có thể là tình trạng xảy ra phôi vẫn đang trong giai đoạn bơi ngược vào tử cung.

Thông thường, khi nhịp tim ngày càng xuất hiện rõ hơn từ thai thứ 7, lúc này mẹ vẫn khoẻ mạnh và có một thai kỳ đang ở trạng thái bình thường. Nhưng khi đến tuần thứ 12, đây là lúc nhịp tim của é có thể hoạt động một cách mạnh mẽ và mẹ có thể cảm nhận được nhịp tim của bé.

Nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường như, mẹ bầu bị ốm nghén bất chợt rồi biến mất hay đau bụng râm ran, tiết dịch hồng ở âm đạo,... Đối với những biểu hiện bất thường, mẹ bầu cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám, kiểm tra và siêu âm phòng trừ nguy cơ mẹ mang thai ngoài tử cung như sảy thai, thai chết lưu.

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
10
5
5

Kiến thức hay quá ạ

1 năm trước
Thích
Trả lời

Hay quá nè. Mình chưa tìm hiểu vấn đề này cảm ơn bạn đã chia sẻ nhé. Lại biết thêm 1 kiến thức mới rồi

1 năm trước
Thích
Trả lời
@Lê Ánh Linh

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ ạ

1 năm trước
Thích
Trả lời

mình 9 tuần rồi mà sao tim thai vẫn chưa có sợ quá

1 năm trước
Thích
Trả lời
@Ngọc Lan Nguyễn

Bác sĩ có nói gì hay chỉ định gì không mom, vì thường chậm là 8 tuần đã có rồi, nếu 9 tuần bác sĩ sẽ có tư vấn riêng rồi. Hoặc có thể thai chưa đủ 9 tuần, vì tuổi thai được tính từ ngày đầu của chu kỳ kinh cuối nhưng thực chất ngày bạn quan hệ đậu thai chưa đủ 9 tuần nên tim thai chưa có.

1 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!