Rạn da khi mang thai có hết không? Cách trị rạn cho các mẹ
Các vết rạn xuất hiện trên bụng, ngực, hông, đùi là tình trạng rất thường gặp ở các mẹ đang mang bầu. Vậy rạn da khi mang thai có hết không? Dưới đây chính là câu trả lời.
Rạn da khi mang thai là gì?
Trong thai kỳ, lớp mô dưới da của mẹ bầu bị phá vỡ nên sẽ làm lộ các mạch máu bên dưới, hình thành các vết rạn trải khắp. Tình trạng này thường được nhìn thấy ở bụng, ngực, mông, đùi và hông.
Một số biểu hiện khác của rạn da khi mang thai bao gồm:
- Tùy vào màu da của mỗi người mà vết rạn có hồng, nâu đỏ, tím hoặc nâu sẫm, sau đó chuyển dần thành màu xám và đen sau khi sinh.
- Các vết rạn thường có độ dài khoảng 5-10cm với nhiều kích cỡ khác nhau. Nếu mẹ bầu tăng cân nhanh thì vết rạn sẽ nhiều và to hơn những mẹ bầu tăng cân bình thường.
- Các vết rạn da thường không gây đau, nhưng nó có thể gây sẩn ngứa do da bị kéo căng.
Nguyên nhân dẫn đến rạn da khi mang thai
Trước khi tìm hiểu liệu rạn da khi mang thai có hết không, chúng ta cần biết nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này. Rạn da trong thai kỳ chủ yếu đến từ những yếu tố dưới đây:
- Sự thay đổi hormone. Trong thời kỳ mang thai, cơ thể sẽ trải qua sự gia tăng đột biến hormone cortisol, làm suy yếu các sợi đàn hồi trong da và gây rạn da.
- Do tăng cân quá nhanh. Khi mang thai, trọng lượng cơ thể bạn sẽ tăng lên nhanh chóng khiến cho da bị kéo giãn và nứt ra, đặc biệt là ở phần bụng nơi chứa thai nhi và phần ngực chứa sữa.
- Do di truyền, bởi những người có cấu trúc da bền hơn sẽ ít có nguy cơ bị rạn hơn. Nếu bạn từng bị rạn da khi còn trẻ, hoặc các thành viên trong gia đình có tiền sử bị rạn da thì nguy cơ bạn bị rạn da khi mang thai cũng sẽ cao hơn.
- Độ tuổi mang thai quá cao hoặc quá thấp. Các mẹ bầu mang thai khi dưới 20 tuổi hoặc trên 35 tuổi đều có nguy cơ bị rạn da. Bởi lúc này cấu trúc da của bạn hoặc chưa hoàn thiện, hoặc đã bị lão hóa dần.
Rạn da khi mang thai có hết không?
Các vết rạn da thường sẽ mờ dần khoảng 6-12 tháng sau khi em bé chào đời. Bởi vì các vết này cũng là một dạng sẹo nên theo thời gian, chúng sẽ trở nên sáng hơn và ít gây chú ý hơn.
Tuy nhiên, nếu bạn thắc mắc các vết rạn da khi mang thai có hết hoàn toàn không, thì câu trả lời là sẽ không biến mất hoàn toàn.
Cách trị rạn da cho mẹ bầu
Sau khi biết rạn da khi mang thai có hết không, bạn nên hiểu rằng không có phương pháp nào có thể loại bỏ hoàn toàn vết rạn da khi mang thai. Dù vậy, mẹ bầu có thể được tư vấn các phương pháp làm mờ vết rạn như:
- Các thuốc bôi ngoài da chứa vitamin A như tretinoin có thể giúp tăng cường sản xuất collagen, từ đó giảm các vết rạn. Tuy nhiên, tretinoin được xem là không an toàn đối với các mẹ bầu và cũng không được khuyến khích nếu bạn đang cho con bú.
- Liệu pháp laser, gồm việc chiếu tia hồng ngoại và ánh sáng đỏ lên vết rạn. Phương pháp này giúp khôi phục độ đàn hồi của da, thay đổi sắc tố để các vết rạn mờ dần so với vùng da còn lại.
- Lăn kim. Rạn da khi mang thai có hết không? Mẹ bầu có thể trị rạn bằng cách đưa các đầu kim siêu nhỏ vào bên trong cấu trúc da, gây ra tổn thương giả giúp kích thích cơ chế tự chữa lành của da hoạt động, thúc đẩy sự sản sinh collagen.
- Các dược liệu tự nhiên như củ nghệ tươi hay tỏi cũng có thể giúp ích. Bởi chúng có đặc tính kháng viêm, thúc đẩy quá trình sản sinh collagen, giúp da khôi phục đàn hồi và hồi phục nhanh hơn.
Cách ngăn ngừa rạn da từ sớm cho các mẹ bầu
Nếu bạn quan tâm đến chủ đề rạn da khi mang thai có hết không, bạn cũng nên nắm các phương pháp có thể giúp giảm thiểu việc xuất hiện các vết rạn từ sớm. Dưới đây là một vài gợi ý dành cho bạn:
- Xây dựng chế độ ăn uống giàu vitamin A, vitamin E, omega-3 để cải thiện tính đàn hồi cho da. Các thực phẩm mà mẹ bầu nên ăn gồm: dâu tây, việt quất, hạnh nhân, cá hồi…
- Uống nhiều nước giúp cấp ẩm và làm mềm các các tế bào da. Từ đó, mẹ bầu sẽ có làn da khỏe, bền để chống lại sự xuất hiện của các vết rạn khi mang thai.
- Lựa chọn tinh dầu thiên nhiên để dưỡng da và tẩy tế bào chết cho da thay vì các sản phẩm làm từ hóa học.
- Massage nhẹ nhàng vùng bụng. Rạn da khi mang thai có hết không? Mẹ có thể ngăn ngừa rạn da từ sớm bằng cách massage trong thai kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Tập luyện thường xuyên để duy trì sự đàn hồi của da thông qua việc cải thiện tuần hoàn máu. Mẹ bầu lưu ý chỉ nên thực hiện những bài tập phù hợp nhẹ nhàng với phụ nữ mang thai, chẳng hạn như yoga.
- Kiểm soát cân nặng hợp lý. Mặc dù tốc độ tăng cân ở mỗi người sẽ khác nhau, các mẹ bầu được khuyến nghị chỉ nên tăng ở mức vừa phải (khoảng 7-15kg trong suốt thai kỳ) để tránh tình trạng da giãn ra quá mức.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được rạn da khi mang thai có hết không. Các mẹ bầu bị rạn da hãy nhớ rằng đây là một tình trạng mà ai cũng gặp phải khi mang thai, vì vậy đừng cảm thấy tự ti về những dấu vết này nhé.
❓ Hỏi bác sĩ miễn phí từ xa, click hỏi ngay!
hoàn toàn không hết dc nha
Chỉ mờ thôi chứ ko hết đâu, mình cũng bị nè