Hạt hướng dương không chỉ là món ăn vặt được nhiều người yêu thích mà còn dùng trong hỗn hợp hạt
... Xem thêmRau bám thấp tuần 16: Biểu hiện và những điều cần chú ý
Việc bác sĩ chuẩn đoán nhau thai bám thấp chắc chắn sẽ làm nhiều mẹ bồn chồn, lo âu. Đặc biệt với các mẹ đang ở tuần thai thứ 16, khi thai nhi còn vô cùng yếu ớt. Cùng theo dõi bài viết để cung cấp cho mẹ nhưng kiến thức bổ ích nếu gặp phải tình trạng này.
1. Hiện tượng nhau bám thấp là gì?
Rau bám thấp tuần 16 dù không còn xa lạ gì nhưng nếu lần đầu trải nghiệm làm mẹ thì chắc hẳn các mẹ bầu sẽ hết sức hốt hoảng khi bác sĩ chẩn đoán vậy. Thực chất đây là hiện tượng nhau thai – cơ quan nối thai nhi với thành tử cung – có vị trí bám khác biệt. Bình thường, nhau sẽ bám ở mặt trước hoặc mặt sau hoặc đáy của từ cung. Tuy nhiên, khi nhau thai thấp, vị trí bánh nhau thay đổi, bám ở đoạn dưới của tử cung- nơi gần cổ tử cung.
Hiện tượng này không ảnh hưởng nhiều tới thai nhi khi còn trong bụng mẹ, đặc biệt ở tuần thứ 16. Tuy nhiên, vị trí bánh nhau có thể được cải thiện khi thai lớn lên. Cùng với tử cung lớn lên theo kéo theo sự thay đổi vị trí kéo rau thai về gần phía đáy tử cung hơn. Trong đa số các trường hợp này, mẹ bầu sẽ được bác sĩ chỉ định mổ.
2. Biểu hiện rau bám thấp tuần 16
Để nhận biết bánh nhau bám thấp trong thời kỳ 16 tuần đầu của chu kỳ thai nhi là rất khó nếu không có sự can thiệp của y thuật. Mẹ bầu sẽ có những dấu hiệu điển hình hơn ở những tháng cuối của thai kỳ. Các biểu hiện có thể gặp như: đột ngột sản phụ bị ra huyết, máu ra đỏ tươi sau khi ra ngoài đông lại thành cục.
Nhờ vào khoa học kỹ thuật, cùng với việc mẹ bầu hiện nay quan tâm nhiều hơn đến việc khám thai định kỳ. Chính vì vậy sẽ sớm phát hiện rau thai thấp và có biện pháp xử trí an toàn, giảm nguy cơ cho mẹ và bé. Ngoài ra còn một số biểu hiện khác, mẹ cũng có thể gặp phải:
• Thiếu máu: Mẹ bầu có nhau bám thấp thường có thể bị chảy máu nhiều trong suốt thời gian mang thai. Điều này phổ biến hơn ở những tháng cuối nhưng cũng không trừ trường hợp ngay từ tuần 16. Chính vì vậy, nguy cơ thiếu máu thiếu sắt ở bà bầu tăng cao, tăng nguy cơ con kém phát triển, sinh non nếu mẹ thiếu máu nặng.
• Xuất huyết khi sinh: Khi chuyển dạ, nhau thai có thể bóc tách sớm làm cho người mẹ bị mất máu nhiều khi chuyển dạ. Điều này có thể gây nguy hiểm tới tính mạng người mẹ, nguy cơ nhiễm trùng, trường hợp băng huyết nặng, mẹ còn đối mặt với nguy cơ cắt bỏ tử cung.
• Gia tăng khả năng sinh mổ: Đa số các mẹ có nhau thai thấp sẽ được chỉ định mổ hoặc nhập viện sớm. Điều này là hoàn toàn tốt cho mẹ vì giảm được nhiều nguy cơ ở trên.
3. Bỏ túi những lưu ý để mẹ tránh bị rau bám thấp tuần 16
Dù bác sĩ có chỉ định mẹ bị rau bám thấp tuần 16 thì mẹ bầu cũng phải hết sức thoải mái và bình tĩnh. Vì có tới 80% mẹ bầu ở trường hợp tương tự và với chế độ sinh hoạt cũng như thể dục thể thao hợp lý, nhau thai trở lại vị trí bình thường trước khi mẹ lâm bồn. Điều này do hoạt động co kéo, lớn lên của tử cung và thai nhi. Điều này là lợi thế lớn nếu mẹ phát hiện mình bị bệnh này khi thai nhi mới ở tuần thứ 16.
Khám thai đúng lịch
Vì sự quan trọng của việc chẩn đoán bệnh, mẹ bầu không nên bỏ qua bất cứ lịch trình khám thai nào cùng bác sĩ để phát hiện những bất thường sớm nhất có thể. Tránh tới khi nhau thai xuống thấp quá, mẹ bầu có thể bị xuất huyết quá nặng. Đặc biệt, dù bạn đang ở tuần 16 hay bất cứ tuần nào của thai kỳ, nếu có hiện tượng xuất huyết, thì nhanh chóng được bác sĩ khám và tư vấn nhanh nhất có thể
Có chế độ nghỉ ngơi và thể dục hợp lý
Tùy vào tình trạng từng mẹ mà nên có chế độ nghỉ ngơi hay có các bài tập nhẹ hợp lý. Mẹ nên làm những công việc nhẹ nhàng, không để stress, áp lực. Đối với trường hợp nặng, mẹ được chỉ định nghỉ ngơi ở nhà thì mẹ cần nằm yên trên giường, tránh đi lại nhiều hay làm việc nhà. Tất cả nhưng hoạt động mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ có chuyên môn nhé.
Chế độ ăn dinh dưỡng
Bình thường, trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu đã cần bổ sung một lượng lớn các chất dinh dưỡng như: sắt và acid folic cho bà bầu, canxi, omega3, DHA,… Các chất này được mẹ bổ sung hàng ngày từ nguồn thức ăn và từ viên uống hàng ngày. Đặc biệt mẹ cần phải chú ý quan tâm tới tình trạng bà bầu thiếu máu, vì đây có thể là dấu hiệu báo trước của rau bám thấp tuần 16.
Mẹ cũng nên hạn chế sự dùng các thực phẩm không tốt cho mẹ bầu như:
• Hoa quả gây xuất huyết thai kỳ: long nhãn,đào, …
• Thực phẩm gây co thắt tử cung: Trái sơn trà…
• Thức ăn không nên quá mặn hoặc chế biến sẵn, thức ăn sống, tái, chưa đun sôi.
• Không sử dụng thực phẩm có hàm lượng thủy ngân cao.
• Tránh ăn nhiều đồ ngọt, hàng lượng đường cao dễ dẫn đến tăng cân nhanh trong thai kỳ.
Mẹ đang bị rau bám thấp tuần 16 hãy bổ sung thêm kiến thức từ bài viết để hoàn thiện cẩm nang làm mẹ của mình nhé!
đăng ký thành viên được nhận 50k nè cả nhà, tranh thủ đang có chương trình á cả nhà
Rất hữu ích, cảm ơn mom chia sẻ
Thông tin hữu ích quá