🔥 Bài đăng hot nhất

Sự phát triển và vị trí thai nhi trong bụng mẹ 3 tháng đầu

1. Vị trí thai nhi trong bụng mẹ 3 tháng đầu nằm ở đâu

Vị trí cũng như tư thế nằm của thai nhi có vai trò rất quan trọng bởi nó sẽ đánh giá thai nhi sẽ chào đời bằng phương pháp sinh thường hay sinh mổ.


Vị trí thai nhi trong bụng mẹ 3 tháng đầu

Kể từ tuần thứ 2 của thai kỳ, phôi thai và bắt đầu có sự di chuyển vào tử cung, tìm một vị trí thích hợp ở thành tử cung để báo vào. Khi đã ổn định, nó sẽ tách thành 2 nhóm tế bào: một nhóm phát triển thành nhau thai, một nhóm phát triển thành thai nhi.


Thai nhi không ngừng phát triển theo từng tháng nên ba tháng đầu, vị trí của thai cũng không ngừng thay đổi. Vị trí chủ yếu vẫn là quay đầu lên phía trên nhưng thỉnh thoảng thai nhi cũng quay đầu xuống dưới.

Ở thời điểm này, mẹ cũng nên lưu ý đến tư thế nằm của mình bởi nó cũng sẽ quyết định rất nhiều đến tư thế và sự phát triển của bé. Dù thai nhi còn nhỏ nên mẹ có thể thoải mái hơn nhưng mẹ lưu ý không nên nằm sấp và không ôm gối khi ngủ.

2. Thai nhi 3 tháng đầu phát triển như thế nào

Ngoài vị trí thai nhi trong bụng mẹ 3 tháng đầu thì sự phát triển của thai nhi trong thời kỳ này cũng là điều mẹ nên để tâm. Giai đoạn này, thai sẽ có những sự thay đổi như:


– Đây là thời kỳ mí mắt của bé đã phát triển đầy đủ. Dù vậy, bé vẫn khá nhạy cảm với những thứ gây khó chịu. Có thể lúc này bé cũng đang mọc tóc.


– Cổ bé phát triển nối giữa đầu và ngực rõ ràng, cằm bé có xu hướng nhô ra, hai tai bắt đầu di chuyển vào đúng vị trí hai bên đầu.


– Lúc này, nhịp tim của bé còn nhanh hơn nhịp tim của mẹ, thậm chí nhanh hơn gấp đôi. Bạn có thể nghe rõ ràng âm thanh này khi siêu âm nhưng đôi khi cũng bị nhiễu do dây rốn chắn ngang trước.


– Bé bắt đầu biết nheo mắt, cau mày. Lúc này, thai nhi vẫn còn nhấp nháy trong bụng mẹ và đôi khi có những cú nhảy bất ngờ mà mẹ sẽ không nhận thức được. Với những mẹ đã từng có con thì có lẽ sẽ cảm nhận rõ những chuyển động này. Nhưng để chắc chắn hơn, mẹ nên đợi thêm vài tuần nữa.

– Trường hợp nếu mẹ mang đa thai, bụng mẹ sẽ to hơn. Ngoài buồn nôn thái quá thì việc bụng to hơn bình thường cũng là dấu hiệu cho thấy mẹ mang đa thai. Để chắc chắn, mẹ vẫn nên siêu âm.


– Nếu bác sĩ thăm khám và sờ vào bụng thì em bé có thể di chuyển xung quanh bụng mẹ để tránh bị đụng chạm hoặc thúc chọc nhẹ.


– Từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 4, 5 là thời điểm quan trọng cho sự phát triển trí não của bé.


3. Chăm sóc mẹ bầu 3 tháng đầu

Sau khi đã biết vị trí thai nhi trong bụng mẹ 3 tháng đầu, mẹ cũng nên chú ý chăm sóc bản thân mình vào giai đoạn này.


Những thay đổi về sức khỏe của mẹ trong ba tháng đầu

– Bắt đầu từ tuần thứ 5, mẹ sẽ dần cảm nhận được mình đang mang thai qua những cơn buồn nôn, mệt mỏi, ngực căng tức.


– Tính tình của mẹ cũng thay đổi, vui buồn bất thường bởi lúc này hormone trong cơ thể mẹ đang phải thay đổi để chuẩn bị cho sự phát triển của em bé.


– Đôi khi mẹ cũng có thể ra một ít máu. Nhiều mẹ lầm tưởng rằng đây là có kinh sau khi bị trễ. Tuy nhiên, mẹ nên gặp bác sĩ để được tư vấn nếu tình trạng này xảy ra.


– Mẹ sẽ tăng khoảng 1kg nếu không bị nghén. Nếu mẹ bị ốm nghén quá nặng hoặc cân nặng giảm đột ngột thì mẹ nên báo với bác sĩ. Thông thường, thời điểm ốm nghén dữ dội nhất là tuần thứ 9 của thai kỳ.

Bắt đầu từ tuần thứ 9, dù vị trí thai nhi trong bụng mẹ 3 tháng đầu vẫn chưa ổn định và thay đổi liên tục nhưng tử cung sẽ to lên gấp đôi, máu dồn về vùng xương chậu nên mẹ sẽ có cảm giác muốn đi vệ sinh thường xuyên.


– Bụng dưới của mẹ sẽ hơi đau do đau dây chằng. Mẹ cũng ra nhiều khí hư hơn để loại bỏ vi khuẩn. Tuy nhiên, nếu khí hư có màu, có dính màu, mùi hôi khó chịu thì mẹ nên gặp bác sĩ.


– Vào tuần thứ 11, mẹ thường bị chuột rút rất khó chịu. Để hạn chế mẹ có thể uống nhiều nước, bổ sung Kali, Magie, Canxi đồng thời giãn cơ chân thường xuyên.


– Vào tuần thứ 12, mẹ sẽ gặp những triệu chứng đau đầu, chóng mặt. Nguyên nhân cũng là do sự thay đổi của hormone, đường huyết giảm hoặc do mẹ mất nước, thiếu ngủ, căng thẳng. Nếu tình trạng này kéo dài và nặng thêm, mẹ nên gặp bác sĩ.


– Nếu huyết áp của mẹ được đo lớn hơn 140/90mmHg, protein trong nước tiểu 3+, kèm theo đó là phù chân thì mẹ nên lưu ý, có thể đó là dấu hiệu thai độc.

Như vậy, mẹ đã biết được vị trí thai nhi trong bụng mẹ 3 tháng đầu. Đây cũng là giai đoạn nhạy cảm nhất của thai kỳ mà mẹ nên lưu ý. Hi vọng rằng với những chia sẻ này, mẹ sẽ có thêm những kiến thức hữu ích cho mình để có một thai kỳ thật tốt và chào đón em bé ra đời thật khỏe mạnh.

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
35
6
3

Mẹ bầu nào cũng quan tâm và tò mò về vị trí thai nhi trong bụng mẹ 3 tháng đầu nhỉ, cảm ơn bài chia sẻ của mom

2 năm trước
Thích
Trả lời

Cám ơn chia sẻ của mom. Chi tiết và hữu ích quá

2 năm trước
Thích
Trả lời

hay quá cảm ơn mom chia sẻ ạ

2 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!