Hạt hướng dương không chỉ là món ăn vặt được nhiều người yêu thích mà còn dùng trong hỗn hợp hạt
... Xem thêmTẠI SAO MẸ BẦU DỄ BỊ TRĨ?
🔰🔰 Trĩ là một bệnh lý thường gặp trong thai kỳ, đặc biệt là những tháng cuối của thai kỳ. Khi thai nhi càng lớn, tử cung mở rộng gây áp lực lên tĩnh mạch và gây nên tình trạng sưng tĩnh mạch hậu môn và trực tràng.
Các yếu tố dẫn đến trĩ khi mang thai.
🔹 Khi thai nhi ngày càng phát triển, tử cung của người mẹ bầu sẽ lớn hơn và gây áp lực vào xương chậu, đặc biệt là tĩnh mạch gần hậu môn và trực tràng, khiến các tĩnh mạch này giãn ra và sưng lên, gây đau.
🔹 Khi mang thai, nồng độ hormone progesterone tăng lên cũng góp phần gây ra bệnh trĩ, vì làm giãn các thành mạch và làm chúng dễ bị sưng hơn. Đây cũng là nguyên nhân gây táo bón bởi progesterone làm chậm nhu động ruột.
🔹 Thể tích máu khi mang thai tăng lên gây giãn tĩnh mạch cũng là một trong những nguyên nhân góp phần gây bệnh trĩ khi mang thai.
Ngoài ra, những yếu tố sau cũng tác động lên hậu môn làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ ở bà bầu:
Táo bón, thường xuyên rặn nhiều khi đi ngoài, rặn nhiều sẽ gây tình trạng bệnh trĩ càng nặng hơn.
Tăng cân quá nhiều khi mang thai.
Ngồi quá lâu hoặc đứng quá lâu trong một khoảng thời gian dài.
✅ Nếu bị trĩ khi mang thai, mẹ bầu cũng đừng quá lo lắng nhé. Trong hầu hết trường hợp, bệnh trĩ có thể biến mất hoàn toàn mà không cần điều trị sau khi bạn sinh em bé, khi nồng độ nội tiết tố, lượng máu và áp lực trong ổ bụng bạn giảm về mức bình thường.
Nếu trong quá trình mang thai, búi trĩ đau, ngứa và gây khó chịu cho mẹ bầu thì mẹ bầu có thể sử dụng một số dòng thuốc bôi và đặt cho mẹ bầu theo chỉ định của bác sĩ để co búi trĩ, giảm viêm nhiễm mẹ nhé.
Nỗi buồn này không thể nói luôn, huhu, sau sinh vẫn không khỏi