Hạt hướng dương không chỉ là món ăn vặt được nhiều người yêu thích mà còn dùng trong hỗn hợp hạt
... Xem thêmThai nhi 26 tuần nặng bao nhiêu và sự phát triển của thai nhi 26 tuần
Thai nhi 26 tuần đồng nghĩa rằng mẹ đang tiến gần đến tam các nguyệt thứ ba. Trong giai đoạn này, vấn đề đáng chú ý là bụng mẹ ngày càng lớn hơn và có thể gây mất thăng bằng khi di chuyển nên cần hết sức cẩn thận.
Thai nhi 26 tuần nặng bao nhiêu và sự phát triển của thai nhi 26 tuần tuổi
Thai nhi 26 tuần tuổi có kích thước cỡ một trái dưa lưới, em bé dài khoảng 35.6 cm tính từ đầu đến gót chân và cân nặng khoảng 0.780 – 1.038 kg. Trong giai đoạn này, bé có thể nghe được cả giọng nói của bạn và tiếng nói của những người bạn nói chuyện.
Mặc dù đôi mắt bé nhắm lại trong vài tháng trước, nhưng sẽ sớm mở ra và bắt đầu nhấp nháy. Tùy thuộc vào yếu tố di truyền mà một số bé sẽ sinh ra với tròng mắt màu nâu hay đen (mắt bé có thể thay đổi màu sắc trong năm đầu tiên của cuộc đời). Lông mi của bé cũng sẽ phát triển và tóc trên đầu sẽ mọc ra nhiều hơn.
Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 26
Mang thai 26 tuần, cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?
Lúc này, bụng mẹ đã to ra, ngực cũng to và đầu vú thâm đen. Mẹ không thể nằm ngửa khi ngủ mà phải nghiêng qua một bên và dùng gối ôm kê dưới bụng để hỗ trợ cho dễ ngủ.
Mẹ có thể bắt đầu cảm thấy ợ nóng (còn gọi là chứng khó tiêu do axit), cảm giác nóng rát thường kéo dài từ đáy xương ức đến cổ họng dưới. Nhiều phụ nữ bị ợ nóng lần đầu tiên trong khi mang thai, và những người trước đây đã từng bị ợ nóng có thể nhận thấy tình trạng này trở nên tồi tệ hơn.
Mẹ sẽ bắt đầu cảm thấy khó giữ thăng bằng hơn khi thai lớn đến tuần thứ 26. Một khi mẹ bước vào tam cá nguyệt thứ ba, có rất nhiều yếu tố kết hợp và có thể làm mẹ rất dễ bị té ngã.
Có thể nói, trọng tâm của mẹ khi di chuyển sẽ bị lệch đi khi bụng của mẹ ngày càng to ra và khiến mẹ chúi về phía trước. Mặt khác, các khớp của mẹ sẽ bị nới lỏng ra và trở nên kém ổn định, làm cho mẹ trở nên vụng hơn và dễ bị té ngã về phía trước, đặc biệt là những bà mẹ có bụng to. Hơn nữa, góp phần vào sự vụng về là xu hướng dễ mệt mỏi khiến mẹ luôn bận tâm suy nghĩ, hay mơ màng và không thể nhìn những thứ dưới chân vì bụng bầu đã che mất. Do vậy, mẹ bầu rất dễ dàng bị té ngã khi thai nhi từ tuần 26 trở đi.
Những điều mẹ cần lưu ý là gì?
Nếu chưa đăng ký lớp học tiền sản thì đây là giai đoạn mẹ nên làm điều này để trang bị cho mình kiến thức và kỹ năng chăm sóc em bé sau sinh. Nhiều mẹ cũng bắt đầu cảm thấy lo lắng về quá trình “vượt cạn” trong tương lai, điều này không có gì tiêu cực. Thế nhưng, nếu bạn quá bất an hoặc cảm xúc không ổn định thì nên nhờ đến sự tự vấn của bác sĩ nhé!
26 tuần là đỡ lo hơn 1 chút rồi mom ha
cảm ơn bạn, mình đỡ lo ghia
mình thai thai 28 tuần nặng 1300g cũng đang lo quá