Hạt hướng dương không chỉ là món ăn vặt được nhiều người yêu thích mà còn dùng trong hỗn hợp hạt
... Xem thêmThai nhi nấc cụt? Lý giải nguyên nhân gỡ rối mối lo cho mẹ bầu
Thai nhi nấc cụt là một trong những dấu mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, với những phụ nữ lần đầu mang thai còn thiếu kinh nghiệm, sẽ không tránh khỏi lo lắng khi thai nhi nấc cụt. Hãy cùng giải đáp qua bài viết này nhé.
Tại sao thai nhi bị nấc trong bụng mẹ?
Nấc cụt có thể là cách để trẻ điều chỉnh lượng chất lỏng trong túi ối. Em bé của bạn bắt đầu nuốt nước ối vào tuần thứ 13 của thai kỳ.Vào giữa thai kỳ, túi ối chứa tới 769ml chất lỏng. Vì vậy áp lực từ việc tích tụ nước ối sẽ khiến trẻ sơ sinh nấc và nuốt phần nước ối thừa.
Bên cạnh đó, chứng nấc cụt trong bụng mẹ thể hiện quá trình trưởng thành của phổi hoặc là kết quả của việc em bé tập thở (em bé “thở” nước ối). Vì em bé trong bụng mẹ chưa hít thở không khí bên ngoài nên mẹ sẽ không nghe thấy những âm thanh tạo ra. Tuy nhiên, mẹ vẫn có thể cảm nhận em bé nấc thường xuyên.
Mẹ bầu cảm nhận thai nhi nấc cụt bằng cách nào?
Khi bé nấc cụt sẽ tạo ra những chuyển động nhỏ, nhịp nhàng, giật cục. Trong thời gian đầu, có thể mẹ bầu khó phân biệt giữa nấc cụt và những cú đạp của bé. Thai nhi đạp nhiều cũng là dấu hiệu cho thấy thai phát triển khỏe mạnh.
Em bé của bạn có thể đã bắt đầu nấc từ tam cá nguyệt đầu tiên hoặc đầu tam cá nguyệt thứ hai. Mặc dù, bạn sẽ không cảm nhận được bé nấc cụt sớm như vậy.
Một số mẹ bầu cảm nhận thai nhi bị nấc nhiều lần trong ngày, trong khi một số khác chỉ thấy bé thỉnh thoảng bị nấc cụt. Những điều này đều hết sức bình thường.
Thai nhi nấc cụt có đáng lo ngại?
Em bé bị nấc khi còn trong bụng mẹ là điều hoàn toàn bình thường.
Bạn có thể nghe nói rằng những tiếng nấc của thai nhi trong giai đoạn cuối thai kỳ cho thấy một số vấn đề về dây rốn như dây rốn bị chèn ép hoặc bị sa. Nhưng lý thuyết đó chỉ dựa trên các nghiên cứu hạn chế trên động vật và chưa được xác thực ở người.
Trên thực tế, thai nhi nấc cụt thường được cho là một dấu hiệu tốt. Việc thai nhi nấc cụt vào cuối thai kỳ có khả năng giảm nguy cơ thai chết lưu.
Cũng giống như nấc cụt ở người lớn và trẻ nhỏ, thai nhi khi nấc cụt thường chỉ kéo dài trong vài phút rồi tự hết.
Mẹo giúp thai nhi giảm nấc cụt
Thông thường, thai nhi bị nấc không gây nguy hiểm. Nhưng nếu đột nhiên thai nhi nấc mạnh kèm theo những triệu chứng bất thường, mẹ bầu nên đi khám bác sĩ để nắm rõ tình hình sức khỏe.
Ngoài ra mẹ bầu có thể áp dụng một số mẹo nhỏ dưới đây để cải thiện tình trạng nấc cụt ở thai nhi:
- Thay đổi tư thế nằm, nếu bình thường bà bầu nằm nghiêng bên phải thì có thể thay đổi sang bên trái.
- Thực hiện một số bài tập yoga phù hợp dành cho thai phụ.
- Xây dựng khẩu phần ăn lành mạnh và uống đủ nước
- Luôn giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ.
Tóm lại, thai nhi nấc cụt là điều hết sức bình thường. Bên cạnh đó, nấc cụt còn là dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển tốt, chạm tới những dấu mốc quan trọng. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu cảm thấy thai nhi liên tục nấc và nấc với cường độ mạnh, hãy liên hệ ngay bác sĩ để được thăm khám kịp thời.
Có dễ cảm nhận đc k bạn