🔥 Bài đăng hot nhất

TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ.

Hay còn gọi test glucose

❤️ Khi nào thực hiện:

- Trong tuần thai thứ 24 - 28 của thai kỳ.

❤️ Vì sao phải test tdtk dù bạn ốm hay bạn chưa đến 35 tuổi như nta vẫn nói:

- Thông thường, tdtk không có biểu hiện bất thường nào, nhưng hậu quả của nó mang lại không hề nhỏ. Vì thế xét nghiệm tiểu đường thai kì là cách duy nhất để phát hiện bệnh.


❤️ Tiểu đường thai kỳ là gì?


Khi bạn ăn, hệ tiêu hóa của cơ thể sẽ làm việc và chuyển hóa thức ăn thành glucose. Nhờ sự trợ giúp của insulin trong cơ thể, các glucose này sẽ chuyển hóa thành năng lượng giúp cơ thể hoạt động. Các hormone khi mang thai có thể làm ảnh hưởng đến quá trình sản sinh insulin . Và khi đó, insulin không đủ để chuyển hóa glucose thành năng lượng “nuôi” cơ thể. Lượng glucose khong được chuyển hóa, tồn tại trong máu của bạn là “thủ phạm” gây tiểu đường thai kỳ.

❤️ tdtk có theo ta suốt đời?

- Thông thường sau khi sinh, tiểu đường thai kỳ sẽ biến mất hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu đã từng bị tiểu đường trong lần mang thai đầu tiên, nguy cơ tái phát sẽ cao hơn nhiều trong lần thụ thai kế tiếp.


❤️ Làm sao biết mình bị tiểu đường thai kỳ?


Với những trường hợp thai phụ xét nghiệm nước tiểu cho thấy hàm lượng đường cao, bác sĩ có thể yêu cầu làm xét nghiệm thử glucose trước tuần thứ 24 của thai kỳ, mẹ bầu sẽ được tầm soát một lần nữa vào khoảng tuần 24 đến 28.


❤️ Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ


Ảnh hưởng của tiểu đường đến mẹ bầu:


- Mẹ có thể mắc một số bệnh lý khác như tăng huyết áp, bệnh lý về mạch vành, đường tiết niệu...


- Tăng khả năng mắc tiền sản giật, sẩy thai… nếu không được kiểm soát đường huyết


- Dễ nhiễm trùng, tỉ lệ sinh phải can thiệp nhiều hơn. Sau khi sinh con có thể bị tiểu đường nặng hơn. Khoảng 5% đến 20% phụ nữ bị tiểu đường trong lúc có thai sau khi sinh vẫn tiếp tục bị bệnh


Thai nhi cũng có thể bị ảnh hưởng:


- Bé thường thừa cân và khó sinh: Glucose trong máu của bạn có thể sẽ truyền sang máu của bé và làm tuyến tụy của bé phải “tăng ca” để sản xuất thêm insulin. Điều này làm bé phát triển phần thân trên khá nhanh trong thai kỳ. Vai rộng là nguyên nhân của những ca sinh khó. Thậm chí nhiều trường hợp có thể gây gãy xương hoặc tổn thương não trong quá trình sinh nở.


- Hạ đường huyết: Sau khi sinh, tuyến tụy của bé vẫn “theo đà” sản xuất tiếp lượng insulin để đáp ứng với lượng glucose dư thừa trước đây. Vì vậy, lượng đường trong máu của bé sẽ xuống rất thấp gây nên tình trạng hạ đường huyết. Tình trạng này khá nguy hiểm. Trong nhiều trường hợp có thể gây co giật dẫn đến hôn mê và tổn thương não nếu không được phát hiện kịp thời.


- Bệnh hô hấp: Những bé có mẹ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ bị bệnh về hô hấp sau khi sinh. Ngoài ra, bé cũng dễ bị vàng da.


❤️ Xét nghiệm tiểu đường thai kì như thế nào?


Tổng số lần lấy máu là 3 lần.

Lần 1: khi vừa đến bv

Lần 2: bạn sẽ được uống một dung dịch ngọt có chứa 50g glucose. Cần uống hết trong vòng 5 phút. Một giờ sau đó, bệnh viện sẽ lấy một mẫu máu. Lần 3: Sau 1 tiếng lấy máu đầu ngón tay ad sợ nhất cái này


❤️ NHỮNG LƯU Ý

- NHỊN ĐÓI SUỐT QUÁ TRÌNH XN KỂ CẢ UOONGA SỮA CŨNG KO ĐƯỢC

- Có thể bỏ thêm chanh, tắt vào cho dễ uống

- Nếu bị nôn ói phải báo ngay cho bs nếu ko sẽ ảnh hưởng kết quả xét nghiệm.

- Mỗi lần lấy mẫu cách nhau 1 giờ nên các mom có thể đem tai nghe nghe nhạc , down phim tránh buồn chán

- chuẩn bị bánh nhẹ để khi vừa ket thuc xn có thể ăn ngay.


❤️ Kết quả bất thường được xác định theo những chỉ số như sau:


-Xét nghiệm mẫu máu lúc đói: 95mg glucose/100ml máu hoặc cao hơn


-Xét nghiệm mẫu máu 1 giờ sau đó: 180mg glucose/100ml máu hoặc cao hơn


-Xét nghiệm mẫu máu 1 giờ tiếp theo: 155mg glucose/100ml máu hoặc cao hơn


-Xét nghiệm mẫu máu 1 giờ tiếp đó: 140mg glucose/100ml máu hoặc cao hơn


Các xét nghiệm tiểu đường thai kỳ không gây hại cho mẹ và bé. Hãy tuân thủ xn theo chỉ dẫn của bs các mom nhé.

Tuần sau ad cũng sẽ làm test này. Hy vọng chị em chúng ta vượt chướng ngại vật thành công :*

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
3
2
2

Mình mập sợ nhưng may không bị

1 năm trước
Thích
Trả lời

Cám ơn bạn đã chia sẻ

1 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!