🔥 Bài đăng hot nhất

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ đe dọa tính mạng của cả mẹ và con. Căn bệnh này không chỉ gây hại trong 9 tháng mang thai mà còn có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe trong tương lai. Đó chính là lý do ngày càng có nhiều người kiêng dè tiểu đường thai kỳ như vậy. Cùng tìm hiểu tiểu đường thai kỳ là gì trong bài viết dưới đây nhé.

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Trước tiên, bạn cần phân biệt rõ ràng 2 khái niệm: tiểu đường thai kỳ (gestational diabetes) và tiểu đường mang thai (preexisting/ pregestational diabetes).

Tiểu đường mang thai tức là bạn đã được chẩn đoán mắc tiểu đường trước khi có bầu.

Trong khi đó, tiểu đường thai kỳ là một loại tiểu đường hình thành trong thời kỳ mang thai (thai kỳ) ở phụ nữ chưa từng bị tăng đường huyết trước đây. Tiểu đường là tình trạng mà lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường.

Tiểu đường thai kỳ thường:

  • Xuất hiện trong giai đoạn nửa cuối thai kỳ;
  • Có thể kiểm soát bằng chế độ ăn uống lành mạnh, tập luyện và, nếu cần, phải dùng thuốc;
  • Tự khỏi ngay sau khi sinh em bé.

7 trường hợp bà bầu có nguy cơ cao bị tiểu đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ có xu hướng hay gặp ở những thai phụ sinh con khi lớn tuổi, sinh nhiều con, thừa cân, tiền căn gia đình có đái tháo đường, tiền căn sản khoa như thai lưu, sinh con to...

Cụ thể là các trường hợp sau:

Thứ nhất, béo phì:

Ở người béo phì có tình trạng kháng insulin và tăng tiết insulin gây rối loạn chuyển hóa glucose, dễ mắc Tiểu đường thai kỳ. Nghiên cứu cho thấy béo phì trước khi mang thai là yếu tố nguy cơ mắc Tiểu đường thai kỳ.

Thứ hai, tiền sử gia đình:

Tiền sử gia đình có người bị Đái tháo đường thế hệ thứ nhất là một trong những yếu tố nguy cơ cao của Tiểu đường thai kỳ, chiếm 50 - 60% so với nhóm tiền sử gia đình không có người đái tháo đường.

Do đó, khi khám thai, cần hỏi rõ về tiền sử gia đình, nếu có người thân thế hệ 1 mắc Tiểu đường cần tư vấn thai phụ thực hiện sàng lọc Tiểu đường thai kỳ ngay từ lần khám thai đầu tiên, tránh bỏ sót bệnh.

Thứ ba, tiền sử sinh con to ≥ 4000 gam:

Cân nặng trẻ sơ sinh to ≥ 4000 gam vừa là hậu quả của Tiểu đường thai kỳ, vừa là yếu tố nguy cơ cho mẹ ở những lần mang thai sau.

Thứ tư, tiền sử bất thường về dung nạp glucose:

Đây là yếu tố nguy cơ cao đối với Tiểu đường thai kỳ, đa số người có tiền sử rối loạn dung nạp glucose thì khi có thai đều bị Tiểu đường thai kỳ.

Thứ năm, Glucose niệu dương tính:

Cũng là yếu tố nguy cơ cao đối với Tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, có khoảng 10 - 15% thai phụ có glucose niệu dương tính mà không phải do mắc Tiểu đường thai kỳ.

Thứ sáu, phụ nữ lớn tuổi mang thai:

Theo Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), thai phụ có tuổi nhỏ hơn 25 được coi là ít nguy cơ Tiểu đường thai kỳ, khi phụ nữ lớn hơn 35 tuổi mang thai thì nguy cơ Tiểu đường thai kỳ tăng cao hơn.

Thứ bảy, người có tiền sử sản khoa bất thường:

Thai phụ có tiền sử thai chết lưu không rõ nguyên nhân có nguy cơ cao mắc Tiểu đường thai kỳ.

Ngoài ra, yếu tố chủng tộc và người có hội chứng buồng trứng đa nang cũng là nguy cơ dẫn đến Tiểu đường thai kỳ.

Phụ nữ mang thai nói chung và 7 trường hợp có nguy cơ cao, việc theo dõi ngay từ đầu về chế độ dinh dưỡng là vô cùng quan trọng để kịp thời kiểm soát tình trạng Tiểu đường thai kỳ.

Để giảm nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ, về khía cạnh dinh dưỡng, từ trước khi mang thai, người phụ nữ cần duy trì cân nặng ở mức càng gần lý tưởng càng tốt, khi có thai bà bầu nên có một chế độ dinh dưỡng khoa học, với thành phần cân đối đúng khuyến nghị, hạn chế đường tinh luyện ngay từ khi phát hiện mang thai và nếu không có yếu tố nguy cơ, thai phụ cần được thực hiện sàng lọc tiểu đường thai kỳ từ tuần 24-28 của thai kì.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý nguy hiểm, đe dọa tính mạng và sức khỏe của cả mẹ và con. Tuy nhiên, căn bệnh này có biểu hiện mơ hồ, rất khó nhận biết. Đó chính là lý do Trung tâm Kiểm soát và Dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến cáo tất cả phụ nữ mang thai cần xét nghiệm để sàng lọc bệnh lý này.

Quy trình xét nghiệm sàng lọc tiểu đường thai kỳ

Trong lần khám thai lần đầu tiên ở 3 tháng đầu thai kỳ, bạn sẽ được xét nghiệm máu để kiểm tra đường huyết. Nếu kết quả bất thường, bạn sẽ được chẩn đoán là tiểu đường mang thai (khác với với tiểu đường thai kỳ) và được điều trị bởi các chuyên gia nội tiết.

Nếu kết quả bình thường, bạn sẽ được sàng lọc lần hai vào tuần thai 24 – 28. Lý do là bởi, sự đề kháng insulin của tế bào trong cơ thể mẹ mạnh mẽ nhất vào 3 tháng cuối thai kỳ.

Đây chính là thời điểm nồng độ glucose trong máu mẹ tăng cao nhất nên việc phát hiện bệnh dễ dàng và chính xác hơn. Tuy nhiên, nếu thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao, bạn có thể được bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm này sớm hơn.

Trước khi làm xét nghiệm 3 ngày, bạn vẫn ăn uống bình thường, không cần kiêng khem. Nhưng trước thời điểm làm xét nghiệm 8 tiếng, bạn sẽ không được ăn uống bất kỳ thứ gì, kể cả sữa và nước hoa quả. Bước chuẩn bị này giúp kết quả xét nghiệm của bạn chính xác nhất.

Có hai phương pháp xét nghiệm sàng lọc tiểu đường thai kỳ: kiểm tra 1 bước hoặc 2 bước. Các quốc gia khác nhau sẽ lựa chọn và áp dụng một trong hai phương pháp này. Hiện tại, Việt Nam đang sử dụng phương pháp xét nghiệm 1 bước theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới.

Lúc bắt đầu, bạn sẽ được lấy máu để xét nghiệm đường huyết lúc đói. Sau đó, bạn sẽ uống 200ml nước chứa 75g glucose.

Lưu ý, bạn cần uống chậm trong 3 – 5 phút và không ăn uống trong thời gian chờ đợi xét nghiệm.

Tiếp theo, bạn sẽ được lấy máu thêm 2 lần nữa: 1 tiếng và 2 tiếng sau khi uống cốc nước.

Đọc hiểu kết quả xét nghiệm sàng lọc

Kết quả xét nghiệm của bạn bất thường là khi có 1 trong 3 dấu hiệu sau:

  • Đường huyết lúc đói: 5,1 – 6,9 mmol/L (92 – 125 mg/dL)
  • Đường huyết sau 1 giờ uống nước đường: ≥ 10 mmol/L (180 mg/dL)
  • Đường huyết sau 2 giờ uống nước đường: 8,5 – 11 mmol/L (153 – 199 mg/dL)

Nếu kết quả bình thường, bạn nên tiếp tục duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh và tuân thủ lịch khám thai định kỳ. Còn nếu bạn được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn chế độ điều trị và quản lý thai nghén phù hợp.

Tiểu đường thai kỳ có thể xảy ra ở bất kỳ phụ nữ nào, cho dù bạn mang thai ở tuổi đôi mươi hay tứ tuần, cho dù trước đây bạn gầy hay béo. Vì thế, cách tốt nhất để bạn phát hiện kịp thời và hạn chế tác hại của căn bệnh này là xét nghiệm sàng lọc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trên đây là thông tin chi tiết "Tiểu đường thai kỳ là gì?". hi vọng hữu ích để mọi người tham khảo.

?Hỏi bác sĩ miễn phí từ xa, click hỏi ngay https://hellobacsi.com/community/suc-khoe-phu-nu/so-suc-khoe-dien-tu-tren-ung-dung-vneid-ban-da-biet-chua/

Tiểu đường thai kỳ là gì?
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
6
3
8

nguy hiểm quá, đừng chủ quan mà bỏ lỡ kiểm tra tđtk nhé các mẹ

1 tuần trước
Thích
Trả lời

Mang thai nội tiết tố thay đổi nên dễ bị tđtk

3 tuần trước
Thích
Trả lời

tđtk rất nguy hiểm nên phải nhớ xét nghiệm nha các mẹ

4 tuần trước
Thích
Trả lời

tránh ăn ngọt để thai kì khỏe mạnh nhé

4 tuần trước
Thích
Trả lời

các mom có thèm ngọt thì cuxcng hạn chế dùng đồ ngọt thôi nhé

4 tuần trước
Thích
Trả lời

tđtk có nhiều biến chứng nguy hiểm

4 tuần trước
Thích
Trả lời

tiểu đường thai kì là sau khi hết mang bầu cũng sẽ hết tiểu đường đúng không?

1 tháng trước
Thích
Trả lời

tiểu đường thai kì xuất hiện khi ăn quá nhiều đồ ngọt đúng không ạ

1 tháng trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!