Hạt hướng dương không chỉ là món ăn vặt được nhiều người yêu thích mà còn dùng trong hỗn hợp hạt
... Xem thêmTiểu đường thai kỳ: Tại sao nó xảy ra?
Tiểu đường thai kỳ là một căn bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con. Hiểu rõ về căn bệnh này cũng như nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp các thai phụ giảm được nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Bên cạnh đó, việc phát hiện sớm và can thiệp kịp thời sẽ giúp giảm đáng kể các biến chứng.
1. Bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?
Bệnh tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu tăng cao khi mang thai. Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến 10% phụ nữ mang thai ở Mỹ mỗi năm.
Có hai loại tiểu đường thai kỳ, bao gồm: tiểu đường thai kỳ type 1 và tiểu đường thai kỳ type 2. Thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ type 1 có thể kiểm soát bệnh thông qua chế độ ăn uống và luyện tập thể dục. Thai phụ mắc tiểu đường type 2 cần dùng insulin hoặc các loại thuốc khác để điều trị bệnh.
Bệnh tiểu đường thai kỳ thường sẽ khỏi sau khi bạn sinh con. Tuy nhiên, bệnh có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.
2. Dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ
Các triệu chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ thường không đặc hiệu vì vậy bệnh thường được phát hiện khi thai phụ thực hiện kiểm tra định kỳ.
Một số dấu hiệu thường gặp khi mắc tiểu đường thai kỳ, bao gồm:
• Bạn cảm thấy khát hơn bình thường
• Bạn đói bụng và ăn nhiều hơn bình thường
• Bạn đi tiểu nhiều lần hơn bình thường.
3. Nguyên nhân tiểu đường thai kỳ
Khi bạn ăn, tuyến tụy sẽ thực hiện giải phóng insulin, một loại hormone giúp di chuyển một loại đường có tên là glucose từ máu đến các tế bào trong cơ thể, đồng thời sử dụng nó để tạo năng lượng.
Khi mang thai, nhau thai của bạn tạo ra các hooc môn khiến glucose tích tụ trong máu. Thông thường, tuyến tụy có thể sản xuất đủ insulin để xử lý tình trạng này, tuy nhiên khi cơ thể không sản sinh đủ lượng insulin cần thiết hoặc ngừng sử dụng insulin như bình thường thì lượng đường trong máu sẽ tăng cao và đây là nguyên nhân khiến bà bầu bị tiểu đường thai kỳ.
Nhu cầu năng lượng trong thời kỳ bầu bí tăng cao hơn chính vì vậy nhu cầu về lượng đường cũng sẽ tăng lên. Tuy nhiên không phải lúc nào cơ thể bạn cũng sản xuất đủ lượng insulin phù hợp với nhu cầu tăng lượng đường trong thời kỳ mang thai.
Ngoài ra, trong thời kỳ mang thai, để giúp thai nhi phát triển, nhau thai sẽ tạo ra nội tiết tố. Những nội tiết tố này có thể gây tác động tiêu cực đến insulin, gây ra tình trạng rối loạn nội tiết tố. Đây cũng là nguyên nhân khiến bạn có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ.
Bên cạnh đó, có một số yếu tố khiến bạn có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường khi mang thai, bao gồm:
• Thừa cân, béo phì khi đang mang thai
• Có lượng đường trong máu cao hơn mức cần thiết nhưng không đủ cao để mắc bệnh tiểu đường (đây được gọi là tiền đái tháo đường)
• Có người thân trong gia đình mắc bệnh tiểu đường
• Đã từng bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước
• Thai phụ mắc huyết áp cao
• Đã từng sinh em bé có trọng lượng trên 4kg
• Đã từng sinh bé bị dị tật bẩm sinh hoặc bị chết non
• Thai phụ trên 25 tuổi.
4. Chẩn đoán tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ thường xảy ra vào khoảng nửa sau của thai kỳ. Bác sĩ sẽ kiểm tra trong khoảng từ tuần 24 đến 28 hoặc có thể sớm hơn nếu bạn có nguy cơ cao.
Bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện xét nghiệm để kiểm tra lượng đường trong máu. Nếu kết quả cho thấy lượng đường trong máu của bạn cao hơn một mức nhất định, thường là khoảng 200 miligam mỗi decilit (mg / dL), bạn sẽ cần xét nghiệm dung nạp glucose đường uống. Điều này có nghĩa là kiểm tra lượng đường trong máu của bạn khi không có thức ăn và làm xét nghiệm glucose sau 3 giờ.
Nếu bạn có nguy cơ cao nhưng kết quả xét nghiệm của bạn là bình thường, bác sĩ có thể kiểm tra lại sau đó một khoảng thời gian để đảm bảo chắc chắn bạn không mắc bệnh tiểu đường.
5. Điều trị tiểu đường thai kỳ
Nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ, điều trị sớm sẽ tốt cho cả mẹ và bé. Bác sĩ sẽ thực hiện một số việc sau:
• Kiểm tra lượng đường trong máu khoảng 4 lần mỗi ngày
• Kiểm tra nước tiểu để tìm ketone
• Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh.
Bác sĩ sẽ thường xuyên theo dõi cân nặng của bạn và sự phát triển của em bé, đồng thời có thể cung cấp cho bạn insulin hoặc một loại thuốc khác để kiểm soát lượng đường trong máu.
Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyến nghị những mục tiêu này dành riêng cho phụ nữ mang thai nhằm kiểm tra lượng đường trong máu:
• Trước bữa ăn: 95 mg / dL hoặc ít hơn
• Một giờ sau bữa ăn: 140 mg / dL hoặc ít hơn
• Hai giờ sau bữa ăn: 120 mg / dL hoặc ít hơn.
Ngoài ra, khi mắc bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai, thai phụ cần thay đổi chế độ ăn uống và luyện tập thể dục, bao gồm:
• Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, ít đường: Thực hiện kế hoạch ăn uống dành riêng cho những người mắc tiểu đường. Tham khảo ý kiến của bác sĩ để chắc chắn rằng bạn đang nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng mà bạn cần. Thay vì lựa chọn các đồ ăn nhẹ có đường như bánh quy, kẹo và kem, bạn có thể dùng một số sản phẩm khác như trái cây, cà rốt hay nho khô, thêm vào khẩu phần ăn rau xanh và ngũ cốc.
• Tập thể dục trong suốt thời kỳ mang thai: bạn nên tập thể dục càng sớm càng tốt. Đặt mục tiêu luyện tập thể dục trong khoảng 30 phút mỗi ngày. Chạy, đi bộ, bơi lội và đi xe đạp đều là những lựa chọn tốt, tất nhiên bạn cần thực hiện một cách nhẹ nhàng.
Bệnh tiểu đường thai kỳ thường bắt đầu vào đầu tam cá nguyệt thứ ba. Tuy nhiên, nếu bạn có một số yếu tố nguy cơ cao, bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm glucose sớm, có thể vào cuối tam cá nguyệt đầu tiên. Điều này được thực hiện lại một lần nữa trong khoảng tuần thứ 24-28 của thai kỳ và nếu kết quả là âm tính thì bạn sẽ không cần phải xét nghiệm lại.
Mình không bị nhưng có biết các mẹ bị thấy vất vả lắm, về ăn uống, kiểm soát đường huyết đều thấy mệt
Cảm ơn mom chia sẻ về tiểu đường thai kì để các mẹ hiểu rõ hơn và có cách phòng tránh