Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Ngay từ khi sự thụ tinh diễn ra cho đến lúc chào đời, em bé sẽ trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau. Dấu hiệu nhận biết có thai trong kỳ siêu âm sớm tại những tuần đầu tiên đó chính là sự xuất hiện của túi thai. Vậy, thai mấy tuần thì siêu âm thấy túi thai?
Mang thai được tính từ khi trứng bắt đầu được thụ tinh nhưng không ai có thể biết được thời điểm chính xác quá trình thụ tinh diễn ra khi nào. Trứng sau khi được thụ tinh gọi là hợp tử, hợp tử sẽ di chuyển đến tử cung và bắt đầu “đào hang” vào nội mạc tử cung để phát triển.
Khi thực hiện biện pháp siêu âm đầu dò qua ngõ âm đạo thì có thể nhận thấy túi thai xuất hiện từ ngày thứ 17 sau khi thụ tinh với đường kính khoảng từ 2-3 mm, trường hợp siêu âm bụng sẽ thấy trễ hơn. Sự phát triển của thai nhi sẽ không giống nhau do đó bạn không nên quá lo lắng khi nhận thấy mình chưa có túi thai ở thời điểm này. Đợi khoảng 5-6 tuần sẽ thấy túi thai một cách rõ ràng nhất.
Khi siêu âm thấy túi thai, em bé trong túi thai sẽ phát triển ra sao? Kỳ thực, sự phát triển của thai nhi là một quá trình rất phức tạp. Theo đó, sau khi thụ thai và hình thành túi thai thì vào khoảng tuần thứ 5 trở đi sẽ hình thành phôi thai. Phôi thai sẽ phát triển thành một em bé hoàn chỉnh cho đến cuối thai kỳ vì vậy, đây được xem là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình mang thai.
Nhau thai là cầu nối giữa mẹ và bé được phát triển trong thời điểm này. Nhau thai vừa cung cấp chất dinh dưỡng và ôxy từ cơ thể mẹ đến thai nhi vừa là nơi loại bỏ các chất thải của bé.
Trong giai đoạn này, tất cả các cơ quan chính và bộ phận cơ thể của thai nhi sẽ bắt đầu phát triển. Các tế bào của phôi thai (gọi là tế bào phôi gốc) bắt đầu nhân lên và thay đổi hình thành nên các tế bào cần thiết để tạo nên một cơ thể hoàn chỉnh.
1. Hệ thần kinh
Đây là cơ quan đầu tiên được phát triển trong giai đoạn phôi thai. Các hình thức não, tủy sống và dây thần kinh của bé bắt đầu được hình thành.
2. Tim
Phôi thai xuất hiện hai mạch máu tạo thành hai ống dẫn của tim. Mặc dù lúc này hình dáng của tim chưa hoàn chỉnh nhưng nó đã bắt đầu đập do những hoạt động co bóp. Đến tuần thứ 16 tim đã được phát triển hoàn chỉnh về mặt cấu tạo và chức năng.
3. Đặc điểm trên khuôn mặt
Những bộ phận, đường nét trên khuôn mặt được hình thành trong giai đoạn phôi. Đôi mắt và tai hình thành ở hai bên. Sau đó, mắt dần di chuyển về phía trước trên mặt và hình thành mí mắt để bảo vệ đôi mắt đang phát triển. Mẩu mô sẽ tạo nên trán, mũi, má, môi và hàm. Đường mũi, miệng, lưỡi cũng dần xuất hiện.
4. Chân và tay
Lúc đầu, tay và chân của thai nhi sẽ phát triển từ phôi. Sau một thời gian sẽ lớn lên và tạo ra hình dáng cụ thể với hai bàn tay hai bàn chân và các ngón tay, ngón chân.
5. Cơ quan sinh dục
Một số tế bào phôi phát triển thành hình thức trứng hoặc hình thức tinh trùng. Cơ quan sinh dục dương vật, âm đạo được hình thành và có thể nhìn thấy vào cuối giai đoạn phôi. Mặc dù vậy, khi siêu âm bạn cũng chưa thể nhận thấy giới tính chính xác của bé trong thời gian này.
6. Cơ bắp
Cơ bắp bắt đầu được hình thành, lúc đầu chúng chỉ co giật và phản ứng chạm. Nhưng khi các dây thần kinh và cơ bắp làm việc cùng nhau thì thai nhi có thể chuyển động có ý thức và mục đích.
Sau giai đoạn phôi thai, phôi thai sẽ là một thai nhi hoàn chỉnh. Trong khoảng thời gian sau này em bé sẽ lớn lên một cách nhanh chóng, dài hơn và tăng cân nhanh hơn. Đồng thời, các cơ quan và bộ phận cơ thể sẽ tiếp tục phát triển cho đến khi hoàn thiện.
Ngoài việc quan tâm đến vấn đề thai mấy tuần thì siêu âm thấy túi thai bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe. Đặc biệt nhất là chế độ dinh dưỡng trong thời kỳ đầu mang thai. Tích cực bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết như: A-xít folic giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh, sắt làm giảm nguy cơ thiếu máu, canxi giúp hình thành hệ xương răng chắc khỏe cho bé.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.